Tuy nhiên việc lắp đặt và vận hành chúng luôn đi kèm những thách thức nhất định. Đâu là giải pháp tối ưu nhất dành cho các doanh nghiệp?
Những thách thức ẩn mình sau xu hướng chung
Trong thời đại số hóa, các doanh nghiệp liên tục áp dụng những công nghệ mới như AI, IoT, Điện toán đám mây để duy trì lợi thế cạnh tranh và bắt kịp xu thế. Đi kèm với các xu hướng công nghệ đó, một lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra, cùng những thách thức trong việc lưu trữ, xử lý dữ liệu, băng thông và các yêu cầu về quy định/bảo mật mà một hạ tầng trung tâm dữ liệu tập trung không thể đáp ứng được hết.
Thực trạng này đã thúc đẩy sự ra đời của giải pháp điện toán biên - mạng lưới các trung tâm dữ liệu cục bộ (tiểu trung tâm dữ liệu) đặt ở vùng biên mạng.
Điện toán biên ra đời giải quyết những bài toán của điện toán đám mây. |
Tuy nhiên, việc triển khai và vận hành cơ sở hạ tầng điện toán biên tại một địa điểm nhất định luôn đi kèm với những thách thức đặc trưng, bởi hai thuộc tính đặc thù của môi trường điện toán biên là thiếu nhân lực quản lý cơ sở tại chỗ và số lượng lớn các cơ sở phân tán ở nhiều địa điểm.
Thách thức đầu tiên là việc chọn và định cấu hình các thành phần trong cơ sở hạ tầng phải tương thích với nhau và phù hợp với từng cơ sở cục bộ. Nếu các thiết bị này không tương thích với nhau, sẽ dễ dẫn đến những sai sót phổ biến như công suất UPS nhỏ hoặc quá dư thừa so với tải IT dự kiến, không cân nhắc hệ thống UPS dự phòng hoặc UPS bypass, không đủ ổ cắm đầu ra (hoặc sai loại) trên PDU/ UPS,…
Thách thức thứ hai là về logistic và tài nguyên để triển khai giải pháp điện toán biên cho các địa điểm, dẫn đến những khó khăn trong việc tìm kiếm không gian gắn tường cho tủ rack, các bộ phận riêng biệt không đến kịp lúc lắp đặt hoặc hạ tầng điện không phù hợp để lắp đặt thiết bị IT.
Thách thức cuối cùng là việc vận hành và bảo trì nhiều tiểu trung tâm dữ liệu từ xa, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong đảm bảo vận hành khi có sự cố phát sinh, hoặc khắc phục sự cố khi không có nhân sự tại chỗ. Việc không có một phần mềm quản lý từ xa cũng khiến doanh nghiệp không biết được vấn đề cho đến khi xảy ra sự cố, hoặc phải làm việc với nhiều nhà cung cấp khi có vấn đề phát sinh để tiến hành sửa chữa.
Giải pháp điện toán biên toàn diện đến từ hệ sinh thái tích hợp các đối tác
Một mô hình cải tiến đang nổi lên để giải quyết những vấn đề và thách thức nêu trên, dựa trên việc áp dụng tiêu chuẩn hóa, tích hợp, hợp tác và các công cụ quản lý đám mây. Đó chính là hệ sinh thái tích hợp các đối tác tập trung vào người dùng cuối bao gồm: nhà cung cấp cơ sở hạ tầng vật lý, nhà cung cấp thiết bị CNTT, nhà tích hợp hệ thống và nhà cung cấp dịch vụ quản lý.
Trong đó nổi bật lên vai trò của nhà cung cấp hạ tầng CNTT và nhà cung cấp cơ sở hạ tầng vật lý - cho phép đơn giản hóa cấu hình, kiểm tra, cung cấp thiết bị để đảm bảo hạ tầng CNTT an toàn và luôn hoạt động.
Hệ sinh thái tích hợp các đối tác. |
Hệ sinh thái các đối tác kể trên sẽ tạo ra các giải pháp tiểu trung tâm dữ liệu tích hợp hoàn chỉnh, bao gồm hệ thống CNTT cấu hình sẵn, tủ rack, nguồn, thiết bị làm mát, thiết bị an ninh và hệ thống quản lý, giảm thiểu các thách thức điện toán biên. Điều này cho phép doanh nghiệp triển khai cơ sở hạ tầng điện toán biên nhanh hơn, đơn giản hơn cũng như hỗ trợ quy trình bảo trì, giải quyết các thách thức về cấu hình, tích hợp, phân phối và vận hành/bảo trì.
Các giải pháp tiểu trung tâm dữ liệu tích hợp hoàn chỉnh có ưu điểm đầu tiên là được cấu hình sẵn và đã qua kiểm nghiệm - các chi tiết và bộ phận đã được thiết kế bởi nhà sản xuất và xác nhận bởi nhà tích hợp để chúng tương thích với nhau. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giải được bài toán về sự tương thích của các thành phần trong cơ sở. Ưu điểm thứ hai là tích hợp sẵn cơ sở hạ tầng cần thiết để duy trì hoạt động bền bỉ của hạ tầng CNTT.
Cuối cùng là các công cụ quản lý từ xa dựa trên đám mây – giúp kết nối các thành viên của hệ sinh thái với nhau trong suốt các giai đoạn vận hành của tiểu trung tâm dữ liệu. Với một cơ sở hạ tầng bền bỉ và phần mềm quản lý từ xa, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hiện, ngăn chặn và khắc phục sự cố trước khi chúng lan rộng, giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo vận hành. Đây cũng chính là chìa khóa giúp giải đáp thách thức về nhân lực, logistic, cũng như vận hành và bảo trì.
APC by Schneider Electric là doanh nghiệp hàng đầu trong cung cấp giải pháp tích hợp về cơ sở hạ tầng CNTT và phần mềm. Để giải quyết các thách thức của doanh nghiệp trong triển khai cơ sở hạ tầng điện toán biên, APC đã làm việc với cộng đồng đối tác toàn cầu của mình – những doanh nghiệp hàng đầu trong mảng CNTT như Dell, Cisco để mang đến trọn bộ giải pháp điện toán biên toàn diện và hiệu quả, với khả năng triển khai nhanh chóng và tương thích.
Cụ thể, APC by Schneider Electric và HPE đã hợp tác phát triển một loạt các tiểu trung tâm dữ liệu tại biên mới, tích hợp các giải pháp lưu trữ, kết nối và điện toán của HPE - bao gồm Hệ thống hội tụ, Hệ thống siêu hội tụ trên nền tảng đám mây, giải pháp IoT đường biên mạng với giải pháp SmartBunker FX của Schneider Electric - được tích hợp và bảo vệ với UPS, hệ thống phân phối điện, làm mát và giám sát. Mới đây nhất, tiểu TTDL EcoStruxure 6U Wall Mount chính là sản phẩm cụ thể cho mối quan hệ hợp tác giữa hai doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu thế giới này.
Theo đó, tất cả các servers và UPS được sắp xếp theo chiều dọc, giúp sản phẩm trở nên nhỏ gọn (chỉ khoảng 13 inch) nhưng lại có thể lưu trữ một server diện tích đến 30 inch. Sản phẩm có một công tắc an ninh là NetBotz giúp bạn đo nhiệt độ và độ ẩm, ngoài ra bạn có thể gắn camera NetBotz nhằm thu thập những dữ liệu, nhận diện gương mặt và phân tích, tạo ra những lớp bảo mật khác nhau.
Giải pháp này được thiết kế cho các khu vực công nghiệp nhẹ, môi trường công nghiệp nặng và cả môi trường thương mại. Kết hợp thế mạnh của APC by Schneider Electric và HPE, những giải pháp hoàn hảo đã được giới thiệu đến thị trường với tính hiệu quả trong chi phí, linh hoạt trong vận hành, bảo mật trong an ninh và thân thiện với môi trường.
Tiểu TTDL 6U Wall Mount là sản phẩm cho mối quan hệ hợp tác giữa APC by Schneider Electric và HPE. |
Ngoài ra, APC đã hợp tác với Dell EMC để cung cấp giải pháp tích hợp cơ sở hạ tầng CNTT và phần mềm quản lý DCIM StruxureWare cho các giải pháp hội tụ của Dell EMC, mang đến một giải pháp CNTT hoàn chỉnh, tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa và cho phép triển khai nhanh chóng.
APC by Schneider Electric cũng kết hợp với Cisco và cung cấp các giải pháp cấp nguồn và làm mát cho các tiểu trung tâm dữ liệu. Để đơn giản hóa quá trình chuyển đổi trung tâm dữ liệu, các doanh nghiệp có thể triển khai các giải pháp hạ tầng vật lý trung tâm dữ liệu của APC by Schneider Electric và các sản phẩm mạng thông minh của Cisco cùng một lúc.
Thông qua quan hệ đối tác mạnh mẽ với những nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin trên toàn thế giới, APC by Schneider Electric giải quyết tốt hơn nhu cầu của khách hàng, mang đến sự chắc chắn, linh hoạt, đơn giản trong một thế giới kết nối, đảm bảo sự vận hành thông suốt và năng suất cho các doanh nghiệp, phù hợp trong tình hình hiện tại.
Bà Debbie Dailey – Quản lý các dòng sản phẩm mới, Bộ phận Secure Power của Schneider Electric chia sẻ thêm về mối quan hệ đối tác với HPE: “Schneider Electric chúng tôi là một công ty quản lý năng lượng toàn cầu. Chúng tôi hợp tác và làm việc cùng với HPE để đổi mới cơ sở hạ tầng CNTT tại vùng biên mạng. Chúng tôi cùng nhau mang đến cho thị trường những giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả về chi phí, an toàn, linh hoạt và thân thiện với môi trường, từ đó thay đổi cách chúng ta sống và làm việc theo hướng tích cực.”