Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Dương Quyết Thắng phát biểu tại Hội nghị |
Đó là phát biểu của ông Nguyễn Trung Thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng tại Hội nghị Tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt hơn 2.705 tỷ đồng, nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương đạt 77,1 tỷ đồng, nguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân đạt 452,7 tỷ đồng. Riêng năm 2022, huy động tiền gửi tiết kiệm đạt trên 40 tỷ đồng. Tổng dư nợ 18 chương trình tín dụng ưu đãi tại tỉnh Cao Bằng đạt 3.228 tỷ đồng, với 56.554 hộ vay vốn, dư nợ bình quân đạt 57 triệu đồng/khách hàng/năm.
Dư nợ tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ đạt hơn 1.310 tỷ đồng, với 24.180 khách hàng vay vốn. Các chương trình tín dụng tập trung chủ yếu cho vay hộ nghèo (chiếm 41,84%); cho vay hộ cận nghèo (chiếm 20,34%); cho vay hộ gia đình sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn (13,95%); cho vay hỗ trợ việc làm (10,98%).
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 421.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phát triển sản xuất; giải quyết việc làm cho trên 25.000 lao động; hỗ trợ trên 2.000 người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; xây dựng trên 61.500 công trình vệ sinh và nước sạch.
Bên cạnh đó, hỗ trợ trên 22.300 học sinh - sinh viên học tập tại các trường đại học, cao đẳng; hỗ trợ trên 400 học sinh - sinh viên hoàn cảnh khó khăn mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập; hỗ trợ xây dựng trên 8.100 căn nhà cho hộ nghèo, xây dựng trên 200 căn nhà cho hộ gia đình có thu nhập thấp. Mạng lưới 161 điểm giao dịch xã, phường, thị trấn với 2.162 tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động hiệu quả tại 1.462 thôn, tổ dân phố, thuộc quản lý của 4 tổ chức chính trị - xã hội.
Tại Hội nghị, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Triệu Đình Lê nhiệt liệt biểu dương những kết quả đã đạt được của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp; sự nỗ lực, cố gắng của hệ thống chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong việc nhận ủy thác, triển khai hiệu quả các chương trình cho vay ưu đãi đến người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
Đồng thời, đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh cần thực hiện tốt Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị số 09 của Tỉnh ủy, cùng các hướng dẫn, kế hoạch của Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương và của tỉnh về tín dụng chính sách xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Đẩy mạnh hoạt động cho vay, mở rộng hạn mức cho vay, tiếp tục cải tiến thủ tục cho vay để các đối tượng chính sách, người nghèo tiếp cận nguồn vốn. Kiện toàn Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội ở tất cả các cấp trong tỉnh. Đặc biệt, phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp cơ sở trong việc bảo lãnh cho vay, hướng dẫn tổ chức sản xuất, kinh doanh, sử dụng hiệu quả vốn vay, trong giám sát và thu hồi vốn vay, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch và thật sự hiệu quả.
Nhân dịp này, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Dương Quyết Thắng đã tặng giấy khen cho 4 tập thể, 10 cá nhân; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 10 tập thể, 20 cá nhân; Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh biểu dương và trao thưởng cho 3 tập thể, 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ, giai đoạn 2002 - 2022.