| ||
Cục Hải quan Hà Nội tiếp xúc tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp |
Trong cơ cấu các doanh nghiệp có hoạt động nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và gia công, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện chiếm tỷ lệ đông đảo nhất.
Cụ thể, trong số các doanh nghiệp có mở tờ khai tại các chi cục thuộc Cục Hải quan Hà Nội, số doanh nghiệp cố vốn đầu tư nước ngoài là 210 doanh nghiệp (chiếm 44,87%), tiếp đến là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn với 138 doanh nghiệp (chiếm (29,49%) và 83 công ty cổ phần (chiếm 17,74%). Số doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này chỉ có 4 doanh nghiệp (chiếm 0,85%).
Về ngành nghề kinh doanh, số doanh nghiệp dệt may chiếm tỷ trọng cao nhất trong các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu.
Theo đó, ngành dệt may có 212 doanh nghiệp (chiếm 45,3%), lĩnh vực cơ khí có 49 doanh nghiệp (chiếm 10,47%), lĩnh vực điện – điện tử có 41 doanh nghiệp (chiếm 8,76%), da dày có 32 doanh nghiệp (chiếm 6,84%). Ngoài ra, số doanh nghiệp còn lại thuộc nhiều ngành nghề khác như bao bì, sản phẩm nhựa, cao su, phẩm phẩm sứ vệ sinh…
Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật, Cục Hải quan Hà Nội cũng đã có một số kiến nghị, trong đó có việc phân loại doanh nghiệp để quản lý. Theo đó, nhóm doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan được đề nghị cho phép tự quyết toán nguyên vật liệu và báo cáo kết quả với cơ quan hải quan và tự chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, Cục Hải quan Hà Nội cho biết, ngành hải quan đang xây dựng cơ sở dữ liệu định mức chung và phần mềm quản lý định mức là cơ sở để toàn ngành tham chiếu, sử dụng trong kiểm tra định mức.
Ngoài những vấn đề về chính sách và ứng dụng công nghệ hỗ trợ thủ tục hải quan, đại diện Cục Hải quan Hà Nội cũng cho biết, để việc phối hợp có kết quả tốt thì phía doanh nghiệp cũng cần chú ý tuân thủ tốt pháp luật về hải quan.
Chí Tín