Theo đó, toàn Thành phố có 579/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 1. Không có xã phường, thị trấn nào cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4.
Hà Nội đang ở cấp độ 1 trong phòng chống dịch Covid-19. |
Ở tất cả các xã phường nói trên có tỷ lệ ca mắc mới đều ở cấp độ 1; tỷ lệ tiêm đủ mũi vắc-xin và tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi ở nhóm nguy cơ cao đều đạt.
Việc đánh giá này cũng dựa trên các tiêu chí tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
Được biết, Nghị quyết quy định phân loại dịch theo 4 cấp độ, tương ứng mỗi cấp độ là các biện pháp áp dụng tương ứng.
Cấp 1: nguy cơ thấp tương ứng với màu xanh; Cấp 2: nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; Cấp 3: nguy cơ cao tương ứng với màu cam; Cấp 4: nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Phạm vi đánh giá cấp độ dịch, đánh giá từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
Quy định cũng nêu rõ 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm: Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vắc-xin (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỷ lệ tiêm đủ liều); khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).
Thời điểm hiện tại, để phòng chống Covid-19, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đông đảo người dân chủ động phòng, chống dịch Covid-19, tránh để tình trạng lây nhiễm diện rộng trong cộng đồng.
Các bệnh viện bệnh viện chủ động phương án, tổ chức điều trị bệnh nhân theo phân loại các tầng, đảm bảo hiệu quả cho từng mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân, nhất là người cao tuổi có bệnh lý nền.
Sở Y tế phối hợp với các quận, huyện trên địa bàn thành phố thời gian tới cần tăng cường kiểm tra việc triển khai phòng, chống dịch bệnh ở cơ sở;
Quan tâm, thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tránh tâm lý chủ quan của người dân trong việc thực hiện “2K” và tiêm phòng, nhất là các trường học.
Các quận huyện cần triển khai các giải pháp đẩy mạnh tổ chức việc tiêm chủng, bảo đảm không bỏ sót đối tượng; tiếp tục rà soát và dự trù nhu cầu vaccine để được bố trí kịp thời và sát với từng địa phương.
Đánh giá về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội, ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, khi tình hình dịch bệnh chớm gia tăng, Hà Nội đã vào cuộc từ sớm và nhanh.
Tuy nhiên, theo ông Lân, Hà Nội vẫn cần chú ý vì virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại và khó dự báo, khó đoán định trong khi đó, Hà Nội là địa bàn giao lưu lớn, cũng là nơi tập trung các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trung ương nên lượng người từ các tỉnh, thành phố về rất lớn.
Đặc biệt, trong dịp nghỉ lễ 5 ngày, người lao động, học sinh, sinh viên sinh sống và học tập tại Hà Nội sẽ trở về quê. Do đó, sau kỳ nghỉ lễ, khi họ trở lại TP, công tác phòng, chống dịch cần ph