| ||
Các dự án công viên, vườn hoa cần huy động nguồn vốn xã hội hoá để đầu tư |
Với các nguồn vốn này, Hà Nội đang thực hiện xây dựng các dự án Công viên Yên Sở, quy mô 322ha; công viên và hồ điều hòa Bắc - Nam Nghĩa trang Mai Dịch hơn 20ha, Công viên Nhân Chính 16ha, Công viên Hữu Nghị 20ha, Công viên CV1 (đường Phạm Hùng) 26ha, Công viên sinh thái Tây Mỗ 2,5ha; đầu tư xây mới 9 vườn hoa trên địa bàn 9 huyện ngoại thành. Ngoài ra, với kinh phí ngân sách, thành phố đầu tư nâng cấp các vườn hoa hiện có, cải tạo, thay thế cây không đúng chủng loại, cải tạo 31 hồ nước.
Các công viên sẽ được cải tạo, chỉnh trang lại mặt bằng cảnh quan kiến trúc, cây xanh, đường dạo các công viên, vườn hoa phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tế, thay thế sử dụng các loại vật liệu thông dụng có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với cảnh quan kiến trúc công viên, vườn hoa và nơi công cộng.
UBND Thành phố giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư trong việc lập và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2015 và xây dựng các đề án cụ thể để đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Theo Viện Quy hoạch xây dựng, hiện thành phố có khoảng 280,17 ha công viên, khoảng 111 hồ, ao với tổng diện tích khoảng 1.146ha, trong đó 46 hồ đã được cải tạo. Theo quy hoạch, chỉ tiêu cây xanh, công viên đô thị cho khu vực nội đô đến năm 2030 dự kiến, khoảng 4,0 – 4,5m²/người.
Ngoài ra, Viện Quy hoạch xây dựng cho rằng, việc phát triển và bảo vệ hệ thống cây xanh còn cần được triển khai ở các khu vực đô thị ngoại thành. Hiện ngoại thành Hà Nội mới có khoảng 15 công viên, vườn hoa, trong đó rất nhiều huyện (như Hoài Đức, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thường Tín, Thanh Trì…) không hề có một công viên cây xanh nào, trong khi Hà Nội có điều kiện khí hậu, chất lượng đất đai thuận lợi để phát triển cây xanh, vườn hoa.
Quang Hưng