- Hà Nội sẽ bổ sung và hoàn chỉnh mạng lưới trạm quan trắc môi trường không khí
- Hà Nội đầu tư 25 tỷ đồng xây dựng hồ ngầm "giải cứu" người dân khỏi úng ngập khi mưa lớn
- Hà Nội lắp camera kiểm soát điểm ngập úng tại 3 quận nội thành
- Thời tiết diễn biến phức tạp, Hà Nội bất lực trước tình trạng ngập úng
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với áp cao cận nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới, những ngày qua, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa vừa, mưa to, khiến một số diện tích cây trồng khu vực ngoại thành bị ngập úng.
Hơn 100 trạm bơm sẽ được vận hành từ ngày 18/7 để chống úng ngập trên địa bàn TP. Hà Nội (Ảnh: Minh họa) |
Theo tổng hợp từ các địa phương, tính đến hết sáng ngày 18/7, trên địa bàn Hà Nội có 167ha lúa mới cấy thuộc các huyện Ba Vì (32ha), Thạch Thất (50ha), Quốc Oai (85ha) bị ngập nước. Đây là những khu vực gần hệ thống các sông, vùng trũng thấp và có hệ thống thủy lợi còn hạn chế. Với nhận định hoàn lưu bão số 3 tiếp tục gây mưa trong 2 ngày tới, nhiều khả năng diện tích cây trồng, trọng tâm là lúa bị ngập úng sẽ còn tăng cao.
Để chủ động ứng phó với tình trạng ngập úng, sáng ngày 18/7, 5 doanh nghiệp thủy lợi của Hà Nội tiếp tục vận hành 101 trạm bơm tiêu với 320 máy bơm có tổng lưu lượng bơm khoảng 1.040.500m3/h, để tiêu thoát nước đệm, phòng chống úng ngập cho những khu vực sản xuất dễ bị tổn thương…
Trước tình hình ngập úng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội Chu Văn Tuấn đề nghị, Công ty Điện lực Hà Nội đảm bảo an toàn về điện, kịp thời khắc phục sự cố, ưu tiên cấp đủ điện cho các trạm bơm hoạt động hết công suất phục tiêu úng ngập.. Hiện nay, mực nước một số hồ chứa nước trên địa bàn Thành phố đang đạt mức thiết kế, do đó các đơn vị quản lý hồ và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đảm bảo an toàn hồ đập.
Ông Tuấn cũng đề nghị, 5 doanh nghiệp thủy lợi, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố thường xuyên theo dõi diễn biến mưa và tình hình ngập úng để có biện pháp chống úng kịp thời, tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi; cử cán bộ thường trực, tổng hợp số liệu báo cáo về Sở NN&PTNT Hà Nội để Thành phố nắm bắt, chỉ đạo kịp thời theo quy định.
Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Hoàng Long có khả năng ở mức báo động 1- 2; hạ lưu sông Hồng - Thái Bình và các sông khác trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ ở mức dưới báo động 1.
Theo đó, các địa phương cần đề phòng lũ quét ở vùng núi trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất có tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc; ngập úng tại vùng trũng và khu đô thị như: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.