Dự án - quy hoạch
Hạ tầng Tây Bắc sôi động - Đất nền Củ Chi không ngừng tăng giá
Như Loan - 27/02/2020 08:00
Thời gian gần đây giá đất tại Củ Chi tăng giá liên tục nhờ hệ thống hạ tầng giao thông không ngừng mở rộng, các dự án lớn của thành phố dần dời về khu vực Tây Bắc. Chính sức hút mãnh liệt từ hạ tầng đã kéo các nhà đầu tư đổ về Củ Chi làm cho giá đất ở đây “nóng” trở lại.

Quy hoạch khu đô thị Tây Bắc Củ Chi

Củ Chi nằm trong quy hoạch thành khu đô thị Tây Bắc Sài Gòn với quy mô 6.000 ha gồm các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội, Phước Hiệp…

Cũng theo quy hoạch sẽ có hơn 30 trường đại học sẽ được dời về Củ Chi chiếm tầm 10 ha đến 30 ha, thu hút một lượng lớn học sinh, sinh viên, công nhân viên đổ về Củ Chi học tập, làm việc và sinh sống. Dự kiến đến năm 2025 Củ Chi sẽ đón 2 triệu lượt cư dân về lập nghiệp, sinh sống.

Năm 2020, các dự án nằm trong quy hoạch Củ Chi gồm Bệnh viện Nhi Đồng 2 quy mô 200 ha thuộc vị trí các xã An Phú, An Nhơn Tây;  Trường bắn bộ chỉ huy quân sự thành phố quy mô 71 ha thuộc xã Phú Mỹ Hưng; Trường ngành y thành phố quy mô 100 ha thuộc xã Phước Hiệp; Trường cao đẳng nghề Lý Tự Trọng quy mô 30 ha thuộc xã Phú Hòa Đông...

Hàng loạt dự án lớn, tầm cỡ khu vực dần lộ diện

Đi cùng với việc xây dựng trường học, bệnh viện hàng loạt các dự án du lịch sinh thái, công nghiệp phục vụ cho đời sống, thúc đẩy tình hình kinh tế phát triển cũng được quy hoạch tại Củ Chi. Đáng chú ý là dự án công viên Thảo Cầm Viên mới (Công viên Sài Gòn Safari) quy mô 485,35 ha tại xã An Nhơn Tây đã được xây khu tái định cư mới, san lấp mặt bằng và đưa vào xây dựng.

Công viên Sài Gòn Safari được định hướng là công viên du lịch sinh thái, kết hợp giải trí và nghỉ dưỡng có tầm cỡ quốc gia, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Công viên Sài Gòn Safari là đòn bẩy cho thị trường bất động sản Củ Chi tăng giá, đặc biệt là giá đất ở xã An Nhơn Tây, nơi dự án được triển khai.

Ông H, 45 tuổi (người dân xã An Nhơn Tây) chia sẻ, ở đây lâu nhưng đây là lần đầu ông thấy giá đất ở xã tăng lên chóng mặt như vậy trước đây chưa từng thấy bao giờ, nhiều nhà đầu tư từ trung tâm thành phố lên xuống liên tục để tìm kiếm cơ hội đầu tư, thậm chí có nhiều người từ miền Trung hay Bình Dương vẫn lên hỏi để mua đất.

Hạ tầng giao thông mở rộng, hầm chui An Sương sắp được đưa vào hoạt động

Đi cùng với phát triển các dự án, Củ Chi cũng thừa hưởng toàn bộ sự thay đổi trong hạ tầng giao thông. Nhờ vị trí đắc địa, ngay cửa ngõ của Tây Bắc, giáp với các tuyến đường giao thông chiến lược, Củ Chi đang ngày càng phát triển.

Dự án hầm chui An Sương dự kiến sẽ đưa vào hoạt động tháng 7/2020, thời gian di chuyển từ Củ Chi đến các quận trung tâm được rút ngắn. Đây là tiền đề để kinh tế Củ Chi phát triển, đặc biệt thị trường bất động sản có cơ hội tăng trưởng bền vững, chủ yếu là liên quan đến các dự án đất nền.

Dự án cao tốc TP HCM - Mộc Bài là 1 trong 7 dự án đường cao tốc ở phía Nam được chính phủ phê duyệt trong “Quy hoạch tổng thể mạng lưới cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Khi có cao tốc thì từ TP HCM tới cửa khẩu Mộc Bài chỉ mất khoảng 1 giờ, có ý nghĩa rất quan trọng để giảm chi phí đi lại, vận chuyển hàng hóa. Hướng tuyến của dự án phù hợp với quy hoạch chung của huyện Củ Chi và tỉnh Tây Ninh. Khu Tây Bắc giờ đây trở thành cầu nối giao thương mạnh mẽ giữa vùng lõi nội đô và nhiều tỉnh lân cận.

Giá đất tại Củ Chi không ngừng “cất cánh”

Theo các chuyên gia trong ngành bất động sản từ quý I/2014 đến quý I/2019 giá đất tại Củ Chi tăng 197%, nếu như trước đây đất tại Củ Chi có giá 2 triệu - 4 triệu/m2 thì nay đã đạt mức 10 - 20 triệu/m2 và sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Hiện tại thành phố đang có quy hoạch dời về phía Tây để giảm áp lực cho trung tâm, nhiều dự án trong thành phố không được cấp phép nên nhà đầu tư bắt đầu săn đón mạnh các khu đất tại phía Tây, đặc biệt là các xã An Nhơn Tây, Tân Thạnh Đông của Củ Chi.

Dự án Bonito Residences Củ Chi

Ông B, nhà đầu tư bất động sản hơn 10 năm tại TP.HCM cho hay: “Giá đất tại Củ Chi đang ở mức 10 - 20 triệu/m2, đây là thời điểm tốt để đầu tư vì trong tương lai giá còn tăng mạnh nhờ hệ thống giao thông hoàn thiện, các dự án lớn đổ về, đặc biệt là Công viên Sài Gòn Safari ở An Nhơn Tây. Quy hoạch sử dụng đất, từ nay đến năm 2020 thành phố được chuyển đổi hơn 26.000 ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, trong đó có số lượng lớn ở huyện Củ Chi”.

Tin liên quan
Tin khác