Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, đây là Kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2022 theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của tỉnh này.
Nhiều địa phương ở Hà Tĩnh sau khi đạt chuẩn nông thôn mới đã bắt tay vào xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. |
Nguồn kinh phí này được phân bổ vào việc hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình (12 tỷ đồng); lắp đặt thiết bị xử lý nước sinh hoạt (1,44 tỷ đồng); xây dựng công trình vệ sinh (nhóm hộ: nghèo, cận nghèo, gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có người tàn tật) (19,56 tỷ đồng).
Cùng với đó, các nguồn kinh phí còn phần bổ cho xây dựng thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (30 tỷ đồng); làm đường giao thông, rãnh thoát nước và kênh mương nội đồng đối với các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới (25 tỷ đồng); hỗ trợ kinh phí phấn đấu các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới (23 tỷ đồng); thưởng xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn nông thôn mới (46 tỷ đồng).
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải giao UBND huyện, thành phố, thị xã phê duyệt chi tiết kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách, gửi Sở Tài chính và Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh trước ngày 20/6/2022.
Chủ tịch cũng yêu cầu triển khai thực hiện kế hoạch kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục đích, định kỳ (tháng, quý, năm) báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện chính sách gửi Sở Tài chính và sở, ngành liên quan; địa phương tự đảm bảo kinh phí nếu thực hiện ngoài kế hoạch kinh phí tỉnh giao.
Đồng thời yêu cầu các Sở, ngành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh theo lĩnh vực chính sách quản lý, hướng dẫn các địa phương, đơn vị phân bổ kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách đúng mục tiêu, phù hợp kế hoạch thẩm định, dự toán kinh phí được giao và thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách kịp thời, đúng quy định.