Ông Trương Công Thắng, Chủ tịch HĐQT Masan Consumer phát biểu tại Đại hội |
Năm 2019, Masan Consumer hướng đến mục tiêu xây dựng thương hiệu mạnh, cao cấp hóa sản phẩm và giới thiệu các sản phẩm mới. Mục tiêu 5 năm (2019 – 2023) tăng trường doanh thu từ 20-25%.
Ông Trương Công Thắng, Chủ tịch HĐQT Masan Consumer cho biết, công ty sẽ phát triển theo chiều hướng càng ngày càng mở rộng ngành hàng, gồm café rang xay, sữa và dược phẩm, đặc biệt là sản phẩm chăm sóc cá nhân (Personal care), Hiện ngành hàng này đang bị thâu tóm thị phần từ các thương hiệu nước ngoài và Masan Consumer muốn chia lại thị trường này. Về các mặt hàng truyền thống, Masan Consumer tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng thị phần. Ngành chế biến thịt trong 1,2 quý tới sẽ có sự biến đổi đang kể.
6 chiến dịch lớn nhất năm 2019 của Masan Consumer |
“Các sản phẩm thịt nấu sẵn hoàn toàn không có chất bảo quản và được bán với giá phải chăng. Ngoài ra, Masan Consumer sẽ có 40 sản phẩm mới trong năm 2019 cùng với 6 chiến dịch lớn nhất trong năm 2019”.
Phát biểu tại đại hội, ông Thắng nhấn mạnh, “cam kết của Masan Consumer là không được phép có một lời phàn nàn nào về chất lượng vượt trội như Masan Consumer đã cam kết. Cam kết làm và chắc chắn làm được để nâng cao chất lượng sống của người tiêu dùng”.
Tại phần thảo luận, cổ đông hỏi về thời điểm cổ phiếu Masan Consumer được niêm yết trên HOSE hoặc thị trường nước ngoài, ông Danny Le, thành viên HĐQT cho biết sẽ là vài năm nữa chứ không phải là hiện tại.
Ông Thắng chia sẻ, trong 5 năm tới, các sản phẩm gia dụng (Homecare) và các sản phẩm chăm sóc cá nhân (Personal care) là một trong những chiến lược quan trọng nhất của Masan Consumer, hiện nay ở mảng này, chúng ta có lợi thế về hiểu tâm lý người Việt Nam hơn cac doanh nghiệp nước ngaoif, còn công nghệ sản xuất thì không phức tạp. Masan Consumer sẽ sở hữu 100% thương hiệu các ngành hàng chứ không liên doanh.
Trả lời câu hỏi cổ đông về tình hình kinh doanh, ông Thắng cho biết, trong quý I/2019, Masan Consumer có lợi nhuận vượt kế hoạch quý và kế hoạch năm là khả quan.
Đại hội thông qua phương án phân chia lợi nhuận năm 2018 và tạm ứng cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 45% (4.500 đồng/cổ phiếu). Thời gian chi trả trong vòng 6 tháng kể từ ngày thông qua ĐHCĐ qua 1 hoặc nhiều đợt.
Đại hội cũng thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu và tăng vốn điều lệ. Đầu tiên là về phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) để tăng vốn điều lệ, bổ sung vốn lưu động. Lượng phát hành thêm tối đa là 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành. Giá phát hành là 70.000 đồng/ cổ phiếu.
Thứ hai là phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, Masan Consumer sẽ phát hành theo tỷ lệ 15% số cổ phần đang lưu hành (cổ đông sở hữu 100 cổ phần sẽ được thưởng 15 cổ phần). Dự kiến, thời điểm phát hành là sau khi phát hành ESOP và trong năm 2019.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, tại ngày 31/12/2019 tiền và các khoản tương đương tiền là 1.554,8 tỷ đồng giảm 63% so với số đầu năm. Khoản phải thu về cho vạy dài hạn tăng 1.537 tỷ đồng, tăng 26%, theo thuyết minh các khoản cho vay dài hạn này đến từ một bên liên quan, hạn vay là ngày 31/12/2022 và không có tài sản đảm bảo, Masan Consumer hưởng lãi suất 6,5%/năm.
Trả lời phóng viên về phương án sử dụng vốn sau khi tăng vốn điều lệ dự kiến là hơn 7.000 tỷ đồng, và Masan Consumer sẽ đầu tư bao nhiêu cho 6 chiến dịch kinh doanh năm 2019, ông Thắng cho biết, lượng tiền dồi dào nên chủ yếu vốn tăng nhằm bổ sung vào tài sản cố định trong tương lai như xây dựng nhà máy. Còn về đầu tư, Masan Consumer kinh doanh đến đâu sẽ thu về đầu tư tiếp nên vốn không cần nhiều.