Khách hàng vay mua nhà, mua xe vẫn phải “gồng” lãi suất
Mặt bằng lãi suất cho vay giảm dần khi lãi suất huy động giảm sâu, song với các khoản vay trước đây, nhiều khách hàng cá nhân vẫn chưa được giảm lãi vay.
Anh Giang Huy (TP. Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, anh có khoản vay 700 triệu đồng trong thời gian 7 năm, với mục đích mua xe tại TPBank từ tháng 6/2020, mức lãi suất tại thời điểm ký hợp đồng vay là 12,5%/năm. Đến thời kỳ mặt bằng lãi suất lên đỉnh vào tháng 6/2023, lãi vay của khoản tín dụng trên được ngân hàng điều chỉnh lên 14,9%/năm và hiện áp dụng 12,55%/năm.
Sau khi đã trả nợ được khoảng 50% khoản vay, hàng tháng, anh Huy vẫn phải trả hơn 14,5 triệu đồng tiền gốc và 4,1 triệu đồng tiền lãi, nên vẫn áp lực. Anh có liên hệ với nhân viên tín dụng TPBank để xin điều chỉnh giảm lãi vay, nhằm giảm áp lực trả nợ. Nhân viên tín dụng TPBank thừa nhận, mức lãi vay trên còn cao do thời điểm ký hợp đồng vay lãi suất huy động cao và sẽ kiến nghị giảm lãi.
“Tôi không biết khi nào được TPBank giảm lãi suất cho khoản vay này, vì nhân viên tín dụng không xác định được thời gian, nên đang tính tất toán trước hạn, dù phải chịu phí phạt trả trước là 2% trên tổng dư nợ còn lại. Hiện tại, mặt bằng lãi suất mua xe, nhà được các ngân hàng giảm còn 5-7%/năm”, anh Huy nói.
Cũng theo anh Huy, hiện anh cũng có một khoản vay mua nhà tại VIB (vay từ tháng 10/2023) và ngân hàng này đang tìm cách đáo hạn, ký lại hợp đồng giảm lãi vay cho khách hàng.
Không như anh Huy, nhưng ông Nguyễn Văn Hiếu có khoản vay 2 tỷ đồng (trong thời hạn vay 20 năm) được ký với Vietcombank từ tháng 9/2022 để mua căn hộ 3 phòng ngủ của Vinhomes Grand Park và được hưởng lãi suất ưu đãi 9,5%/năm trong 2 năm đầu kể từ ngày giải ngân và sau đó cộng thêm biên độ 3,5-4%/năm, nên ông lo lắng rằng, đến tháng tháng 9/2024 khi hết hạn ưu đãi, nếu ngân hàng không giảm, thì phải trả lãi vay 13-13,5%/năm. Với mức lãi vay ưu đãi 9,5%/năm hiện nay, mỗi tháng, ông Hiếu phải trả hơn 8 triệu đồng tiền lãi, cộng thêm 14 triệu đồng tiền gốc, nên áp lực sẽ rất lớn khi lãi suất hết ưu đãi…
Đó cũng là lý do không ít khách hàng cá nhân hiện phải cắt lỗ, do không chịu nổi áp lực trả nợ và lãi suất vay mua nhà, đặc biệt là những khách hàng vay mua nhà đầu tư từ tháng 6/2023 trở về trước, khi mặt bằng lãi còn cao.
Hiện mặt bằng lãi suất cho vay mới với khách hàng cá nhân mua nhà, xe được ngân hàng giảm xuống mức thấp 5-7%/năm trong giai đoạn đầu của khoản vay từ 6 tháng đến 1 năm. Còn với khoản vay cũ, một số ngân hàng đã điều chỉnh, song vẫn còn nhà băng “neo” lãi cao, với lý do trước đây huy động lãi suất cao.
Với các khoản vay cũ, nếu ngân hàng áp lãi suất cao, thì nay có thể điều chỉnh, nhằm chia sẻ áp lực với khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng tùy vào chính sách của từng ngân hàng.
Một cán bộ tín dụng khối cá nhân của BVBank cho biết, đối với khoản vay trung, dài hạn, Ngân hàng cho vay bằng lãi suất cơ sở, cộng thêm biên độ, nhưng hiện lãi suất cơ sở giảm 2% so với cuối năm 2023, nên BVBank hiện cho vay mua nhà chỉ với lãi suất 5%/năm được áp dụng trong 5 tháng đầu; 5,5%/năm cho 6 tháng; 6,5%/năm cho 9 tháng; 7,5%/năm cho 12 tháng và 8,9%/năm được áp dụng cho 18 tháng đầu tiên…
Đại diện Ngân hàng Shinhan Việt Nam cho hay, Ngân hàng có giảm lãi suất cho khoản vay cũ của khách hàng vay mua nhà (vay có thế chấp bất động sản), xe ô tô và áp dụng cho tất cả khách hàng hiện hữu. Phương thức điều chỉnh lãi suất dựa theo bậc thang về dư nợ (dư nợ cao giảm càng nhiều). Việc giảm lãi suất khoản vay cũ được quản lý bằng tỷ lệ margin tối thiểu theo từng mức dư nợ.
Còn với khoản vay mới, Ngân hàng Shinhan đang cho vay mua nhà với lãi suất 5,2%/năm cố định trong 1 năm; 5,5%/năm cố định trong 2 năm; 6%/năm cố định trong 3 năm và 7,5%/năm cố định trong 5 năm (nhưng 6 tháng đầu được nhà băng này áp dụng mức lãi vay 5,5%/năm). Với cho vay mua ô tô, lãi vay là 6,3%/năm trong năm đầu giải ngân; 5,9%/năm trong 6 tháng 7,9% trong 30 tháng sau, với tỷ lệ tài trợ vốn 80% giá trị xe. Riêng với lãi suất cho vay tiêu dùng, do tính chất rủi ro cao và tín chấp (không tài sản đảm bảo), nên Shinhan Việt Nam vẫn áp dụng lãi vay từ 11%/năm (tính trên dư nợ giảm dần). Hạn mức cho vay lên đến 900 triệu đồng, thời hạn 60 tháng...
Vietcombank cũng cho hay, Ngân hàng đã và đang từng bước điều chỉnh giảm lãi suất khoản vay cũ cho khách hàng. Tuy nhiên, với lãi suất ưu đãi trước đây phải đợi đến khi hết thời hạn ưu đãi, ngân hàng mới điều chỉnh lãi suất về mức hợp lý. Còn với khoản vay mới mua nhà, nhà băng này đang áp dụng mức lãi suất 8-9%/năm.
Một chuyên gia tài chính cho rằng, với các khoản vay cũ từ nửa cuối năm 2022 và đầu 2023, nếu ngân hàng áp lãi suất cao, thì nay đã có thể điều chỉnh, nhằm chia sẻ áp lực với khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng tùy vào chính sách của từng ngân hàng.
Theo TS. Châu Đình Linh, giảng viên Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động bình quân từng thời kỳ cộng chi phí hoạt động của ngân hàng hoạt động cộng phần bù rủi ro. Theo đó, phần bù rủi ro ở các khoản vay phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ xếp hạng tín nhiệm của đối tượng vay, kỳ hạn vay, bối cảnh kinh doanh từng thời điểm... Ngoài ra, phần lãi vay còn được cộng thêm một phần tỷ lệ lợi nhuận mà các ngân hàng kỳ vọng, vì ngân hàng cũng là doanh nghiệp…
Hết quý I/2024: Tín dụng bắt đầu tăng trưởng dương
Tính đến thời điểm 25/3/2024, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 0,26%, chính thức "lên khỏi mặt đất" sau 2 tháng tăng trưởng âm.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tín dụng đã tăng trưởng dương trở lại tính đến cuối tháng 3/2024. Như vậy, tín dụng đang có sự cải thiện dần theo tháng. Trước đó, NHNN cho hay, đến ngày 29/02/2024, tín dụng nền kinh tế giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Như vậy tín dụng tháng 2 giảm chậm hơn so với tháng 1 (giảm -0,6%).
Mặc dù vậy, theo thông tin của báo Đầu tư, hàng loạt ngân hàng lớn vẫn ghi nhận tín dụng tăng trưởng âm. Do tín dụng hầu như không tăng nên các ngân hàng cũng giảm tốc độ huy động vốn để giảm bớt gánh nặng trả lãi. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023.
Riêng tại địa bàn Hà Nội, ước đến cuối tháng 3/2024, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành đạt 5.337 nghìn tỷ đồng, tăng 0,03% so với thời điểm kết thúc năm 2023. Dư nợ tín dụng tại Hà Nội tăng 0,8% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.509 nghìn tỷ đồng, tăng 0,69% và tăng 0,27%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2.137 nghìn tỷ đồng, tăng 0,55% và tăng 1,17%.
Tính đến cuối tháng 3/2024, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD trên địa bàn Hà Nội chiếm 1,85% trong tổng dư nợ.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá vàng tháng 3/2024 tăng 4,59% so với tháng trước; tăng 9,41% so với tháng 12/2023; tăng 22,71% so với cùng kỳ năm trước; bình quân quý I/2024, chỉ số giá vàng tăng 18,23%.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2024 tăng 0,88% so với tháng trước; tăng 1,81% so với tháng 12/2023; tăng 4,32% so với cùng kỳ năm trước; bình quân quý I/2024 tăng 3,97%.
Loạt chuyên gia kiến nghị bỏ độc quyền vàng, cho nhiều doanh nghiệp sản xuất vàng miếng
Đây là đề xuất được nhiều chuyên gia đưa ra trong cuộc họp toàn thể của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia diễn ra chiều 28/3 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng.
Tại phiên họp, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trình bày báo cáo về diễn biến kinh tế vĩ mô, hoạt động ngân hàng quý I/2024; đề xuất tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tình hình thị trường vàng và các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian
Về quản lý thị trường vàng, tại cuộc họp, ý kiến của các chuyên gia cho rằng qua 12 năm thực hiện, Nghị định 24 đã đạt những thành công và hoàn thành sứ mệnh. Các ý kiến bày tỏ đồng tình với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện
Tại cuộc họp, các chuyên gia cũng cũng đề nghị sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý để bắt kịp với sự dịch chuyển của kinh tế thế giới nhất là trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất lao động; khẳng định mục tiêu "chống vàng hóa" đã thành công, đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Tại cuộc họp, các chuyên gia thống nhất đánh giá tình hình kinh tế đất nước tiếp tục có những chuyển biến tích cực; nhấn mạnh thực tiễn đã chứng minh các kết quả đạt được về chính sách tiền tệ, tài khóa thời gian qua là rất đáng mừng; cho rằng "tình hình lạm phát năm nay không đáng lo ngại"...
Phân tích tình hình thế giới và trong nước, các chuyên gia đề xuất các giải pháp liên quan đến chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng; chính sách đầu tư, xây dựng trong đó có nhà ở xã hội; chính sách kích cầu nội địa, thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư tư nhân; "bơm máu" cho doanh nghiệp,…
Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận và giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan thường trực của Hội đồng nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp để tổng hợp, hoàn thiện báo cáo, đề xuất các giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, các cơ chế, chính sách liên quan đến thị trường vàng để phát triển thị trường vàng minh bạch, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Lãi vay chỉ mới giảm sâu ở giai đoạn đầu giải ngân vốn
Trong khi lãi suất tiết kiệm liên tục tìm đáy mới và giảm sâu, thì lãi suất đầu ra cũng giảm theo, song lãi vay chỉ mới giảm sâu ở giai đoạn đầu giải ngân vốn tín dụng.
Các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động trong tháng 3/2024. Đáng chú ý là, với kỳ hạn ngắn từ 6 tháng trở xuống, hầu hết ngân hàng đã kéo mặt bằng lãi suất huy động xuống mức 3-3,5%/năm.
Thế nhưng, trước bối cảnh tín dụng tăng trưởng âm trong 2 tháng đầu năm, các chuyên gia cho rằng, tín dụng khó cải thiện trong tháng cuối quý I/2024. Thanh khoản dôi dư, nên lãi suất tiết kiệm còn giảm.
PGS-TS Nguyễn Hữu Huân (Trường đại học kinh tế TP.HCM) cho rằng, nếu cầu vốn chưa cải thiện trong những tháng tới, thì khả năng lãi suất tiền gửi còn giảm cho đến hết nửa đầu năm nay.
Đó cũng là lý do Ngân hàng Nhà nước hút ròng trở lại qua kênh tín phiếu trong 2 tuần vừa qua, với khối lượng hút ròng hơn 150.000 tỷ đồng khi thanh khoản trên thị trường dư thừa, nhằm giảm áp lực lên tỷ giá. Thế nhưng, tỷ giá vẫn tăng nhiệt, trong khi lãi suất trên thị trường dò “đáy” sâu khi kỳ hạn qua đêm chỉ còn 0,13%.
Tổng giám đốc một ngân hàng thừa nhận, trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng không thể duy trì lãi suất huy động ở mức cao, trong khi thanh khoản đang dôi dư, khó cạnh tranh cho vay. Thực tế cũng cho thấy, năm 2023, lãi suất tiết kiệm liên tục dò “đáy” sâu, song tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng kỷ lục, đạt 14 triệu tỷ đồng.
Trong bối cảnh lãi suất huy động đã về vùng thấp lịch sử, các chuyên gia phân tích từ Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo, mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục đi ngang ở vùng thấp trong hầu hết cả năm 2024. Trong bối cảnh đó, lãi suất cho vay bình quân sẽ có dư địa để giảm thêm 0,75 - 1% dựa trên sức cầu tín dụng phục hồi.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho hay, năm 2024, xu hướng lãi suất của các nước có thể còn nhiều biến động. Theo đó, lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), có thể giảm từ giữa năm sau, nhưng mức giảm sẽ nhỏ giọt, bởi phải cân đối với khả năng ứng phó với lạm phát.
Còn tại Việt Nam, TS. Hiếu dự đoán, lãi suất huy động của các ngân hàng có thể giảm thêm, nhưng khó giảm sâu và sẽ tăng từ quý III/2024, chủ yếu do nền kinh tế được dự báo khởi sắc, thúc đẩy nhu cầu về vốn, khiến các ngân hàng tăng lãi suất huy động để hút vốn. Dẫu vậy, lãi suất cho vay có khả năng giảm tiếp trong những tháng đầu năm tới.
Trong khi chi phí đầu vào giảm mạnh, các ngân hàng cũng giảm lãi suất cho vay, song chỉ mới giảm sâu ở giai đoạn đầu giải ngân.
Chẳng han, tại BVBank, lãi suất cho vay mua nhà hiện áp dụng mức thấp nhất trên thị trường: 5%/năm (thấp nhất thị trường), nhưng cũng chỉ được áp dụng trong 5 tháng đầu kể từ ngày giải ngân; 5,5%/năm cho 6 tháng; 6,5%/năm cho 9 tháng; 7,5%/năm cho 12 tháng và 8,9%/năm được áp dụng cho 18 tháng kể từ thời điểm giải ngân.
Tại Sacombank, từ nay đến hết tháng 3/2024, triển khai nguồn vốn 10.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ 3%/năm, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cuối quý I/2024. Lãi suất siêu ưu đãi áp dụng đối với các khoản vay có thời hạn chỉ trong 3 tháng.
Ngân hàng Shinhan cho vay mua nhà 5,2%/năm cố định trong 1 năm; 5,5%/năm cố định trong 2 năm; 6%/năm cố định trong 3 năm và 7,5%/năm cố định trong 5 năm (nhưng 6 tháng đầu được nhà băng này áp dụng mức lãi vay 5,5%/năm)…
Tương tự, Techcombank hiện áp dụng mức lãi suất cho vay mua nhà chỉ 5%/năm trong thời gian ưu đãi 3 tháng đầu tiên, 6%/năm trong thời gian ưu đãi 6 tháng hoặc 6,8%/năm cho thời gian 12 tháng...
Thực tế trên cho thấy, nếu khách hàng không xem xét kỹ khi tính chuyện vay vốn mua nhà, ô tô, tiêu dùng và kể cả sản xuất, kinh doanh cũng sẽ dễ nhầm lẫn mức ưu đãi, vì lãi vay thấp chỉ được các nhà băng áp dụng trong thời gian ngắn. Sau đó, lãi suất cho vay sẽ được các nhà băng cộng thêm biên độ đến 3-5%.
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cũng nhận định, lãi suất cho vay trong năm nay có thể giảm thêm để tương xứng với mức lãi suất huy động khá thấp hiện tại. Trong đó, các ngân hàng sẽ cân nhắc hạ lãi suất cho một số nhóm doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh tốt để tái cấu trúc nợ, hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, theo PGS-TS Thịnh, biên lãi thuần (NIM) đang trong đà giảm và nợ xấu có chiều hướng tăng sẽ khiến các nhà băng có xu hướng thận trọng hơn trong việc cho vay.
Để thị trường vàng phát triển an toàn và lành mạnh
(Bài viết của GS-TS Trần Ngọc Thơ, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia).
Đối với thị trường vàng, thiết kế chính sách chỉ có thể thành công khi hướng tới phục vụ nền kinh tế thực.
Thị trường vàng bị “chẩn đoán” sai
Chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế quá cao (khoảng 15-18 triệu đồng/lượng) đang được nhắm đến như là nguyên nhân cốt lõi ảnh hưởng đến quyền lợi người dân, mặc dù chưa có điều tra xã hội học nào cho thấy bao nhiêu phần trăm trong tổng số 100 triệu dân bị tác động và tác động đến mức nào. Nó cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến mất an toàn hệ thống tài chính, mặc dù chưa có nghiên cứu định lượng nào chỉ ra bao nhiêu phần trăm dự trữ ngoại hối mất đi hoặc tỷ giá tăng lên do giá vàng hoặc chênh lệch giá vàng tăng cao.
Nghị định 24/2012/NĐ-CP (Nghị định 24) về quản lý thị trường vàng - với việc ngân hàng Nhà nước (NHNN) độc quyền xuất nhập khẩu vàng miếng - được hầu hết giới quan sát cho là nguyên nhân gốc rễ khiến chênh lệch giá vàng cao đến mức không thể chấp nhận.
Gần thập kỷ qua, NHNN không cho nhập khẩu vàng, nguồn cung trong nước ngày càng hạn chế, thậm chí cạn kiệt, chỉ cần cho nhập khẩu để cung đáp ứng cầu thì tự động chênh lệch giá sẽ giảm. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới quá cao là điều gây bức xúc nhiều nhất trong dư luận. Đến mức, có quan điểm của một tờ báo, như thể van xin NHNN rằng, hãy cho ra ngay giải pháp để giải quyết tình thế hỗn loạn này.
Dựa trên những bức xúc này và nếu NHNN xem chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới là mục tiêu chính sách công hướng đến, không khó để phác họa khung tổng thể để chỉnh sửa Nghị định 24, dù có khả năng trên thực tế không ai biết hệ lụy sẽ đến mức nào.
Thứ nhất, vàng tuy là hàng hoá đặc biệt, nhưng không thể là thứ mà NHNN quản lý (ngoại trừ vàng dự trữ ngoại hối quốc gia). Hãy cứ để mọi thứ cho thị trường quyết định, giá vàng sẽ phản ảnh các quan hệ cung - cầu thị trường.
Thứ hai, cần có chính sách để giá vàng trong nước liên thông với giá vàng quốc tế. Lập sàn giao dịch vàng như sàn giao dịch Thượng Hải (Trung Quốc) hay Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ là bước đầu tiên hướng đến mục tiêu này.
Thứ ba, giải quyết vấn đề nguồn cung. Là quốc gia không có nhiều trữ lượng vàng thiên nhiên, nên giải pháp là phải cho nhập khẩu vàng. NHNN có thể cung cấp hạn ngạch nhập khẩu nhỏ giọt từng thời kỳ, phù hợp với chính sách tiền tệ, tỷ giá và dự trữ ngoại hối quốc gia.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm quốc tế, gia tăng lượng cung thị trường vàng, một số nước thiết lập chứng chỉ vàng (vàng giấy) để biến vàng thành tài sản tài chính như là kênh đầu tư, thay vì vàng là kênh tích trữ, để gia tăng lượng cung vàng nhằm giảm thiểu chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới.
Theo đó, người dân thay vì để vàng dưới gầm giường, họ sẽ chuyển thành chứng chỉ vàng có lãi suất do các ngân hàng phát hành. Các ngân hàng có thể sử dụng lượng vàng này tung ra thị trường cho các nhà kim hoàn sản xuất đồ trang sức, thay vì nhập nguyên liệu vàng, dẫn tới tác động không tốt đến tỷ giá và làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai.
Thứ tư, các giải pháp hạn chế nhu cầu vàng như tăng thuế nhập khẩu, thuế VAT và tạo các rào cản kỹ thuật khác.
Về lý thuyết, bất kỳ giải pháp nào làm tăng cung và giảm cầu đều sẽ đạt mục tiêu thu hẹp giá vàng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, có khả năng, tất cả những lập luận ở phần trên về các câu hỏi hay động cơ mà chúng ta đặt ra để chỉnh sửa hoặc thay thế Nghị định 24 là “thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới” đã không chính xác ngay từ đầu. Đề bài sai không thể có đáp án đúng.
Khi thiết kế các mục tiêu của chính sách công, có một định luật rất cơ bản trong kinh tế học về việc sử dụng giá trị của một thước đo để làm mục tiêu chính sách. Đó là, khi giá trị của một thước đo - trong trường hợp này là chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới - được chính phủ nhắm làm mục tiêu, thì nó sẽ không còn là một thước đo tốt, nên không còn là mục tiêu đáng tin cậy được nữa. Thất bại khi chọn chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới của Ấn Độ làm mục tiêu chính sách công minh họa cho định luật này và là lời cảnh tỉnh cho chúng ta. Vào năm 2013, để hạn chế nhu cầu vàng quá cao làm cho giá vàng tăng cao quá mức, Ấn Độ đã tăng thuế nhập khẩu vàng từ 2% lên 10%. Kết quả ngay lập tức là, nhu cầu tiêu thụ vàng giảm một phần ba, giá vàng cũng giảm theo. Nhưng vàng nhập lậu, chủ yếu đến từ Thái Lan, tăng cao kỷ lục là 335 tấn. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới giảm, nhưng nó không còn là mục tiêu đáng tin cậy vì đã bỏ sót quá nhiều thông tin từ các thiệt hại trên các thị trường khác.
Giá vàng hay chênh lệch giá vàng, giống với bất kỳ loại giá hàng hóa, dịch vụ nào, cũng đều là công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế. Một khi công cụ bị biến thành mục tiêu chính sách thì bản thân nó sẽ bị vô hiệu hóa. Nếu chúng ta lấy cái thường xuyên di chuyển làm khung thành, thì khi vừa sút bóng, những kẻ lém lỉnh sẽ ngay lập tức di chuyển cột gôn. Khi thông tin về quota nhập khẩu vàng bị đồn đoán hoặc rò rỉ, ngay lập tức, thị trường sẽ đưa nó về một vùng mục tiêu mới.
Hay như đề xuất xuất dự trữ ngoại hối nhập khẩu vàng nhỏ giọt sẽ không tác động đến tỷ giá (?) cũng hoàn toàn chưa đề cập yếu tố tâm lý và hành vi thị trường sẽ tác động đến nhu cầu USD, vàng khi mọi người nghe tin nhà nước cho nhập vàng. Một khi vàng đã trở thành thói quen tích trữ của người dân, thì nếu nhà nước khuyên dân không nên tích trữ vàng, người dân sẽ tích trữ nhiều hơn.
Theo ước đoán nhu cầu vàng khoảng 50 tấn/năm, nhưng nếu thị trường nghe phong thanh nhà nước chỉ nhập về phân nửa số đó, dân sẽ tích trữ nhiều hơn để đầu cơ giá lên. Người dân chỉ chấm dứt mua vàng nếu nhà nước nhập về gấp đôi. Nhập vàng để thỏa mãn cơn nghiện có thể dẫn đến kết cục thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng, tỷ giá bất ổn. Như vậy, mục tiêu ổn định giá vàng có thể bị vô hiệu hoá bởi các bất ổn hoặc đánh đổi trên các thị trường hoặc chính sách kinh tế vĩ mô.
Mục tiêu chính sách cho quản lý thị trường vàng là gì?
Nếu chênh lệch giá vàng không là mục tiêu chính sách, vậy mục tiêu chính sách sẽ là gì để bảo đảm thị trường vàng phát triển an toàn và lành mạnh như theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ khi chỉnh sửa Nghị định 24?
Đối với thị trường vàng, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thiết kế chính sách chỉ có thể thành công khi hướng về phục vụ nền kinh tế thực. Dùng cái thực là nền kinh tế, chứ không thể sử dụng cái danh nghĩa là giá cả biến động hàng ngày làm mục tiêu chính sách, thì mới có thể đạt yêu cầu của Thủ tướng để phát triển thị trường vàng an toàn và lành mạnh, cho dù điều này có thể mất thời gian.
Qua quá nhiều thử nghiệm thất bại trong quản lý thị trường vàng, mới đây, NITI Aayog - Ủy ban cấp cao của Chính phủ Ấn Độ - đặt ra 5 mục tiêu rất cụ thể cho kế hoạch cải cách 5 năm của thị trường vàng: tăng gấp đôi quy mô ngành công nghiệp vàng, từ 1,3% lên 2,6-3%/GDP; tăng gấp đôi xuất khẩu vàng; tạo việc làm từ 6,1 triệu lên 10 triệu người; tăng quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp vàng từ 70 triệu USD lên 200 triệu USD; tăng quy mô ngành công nghiệp vàng, nhưng không làm thâm hụt tài khoản vãng lai.
Chúng ta thấy gì từ các mục tiêu phát triển thị trường vàng của Chính phủ Ấn Độ? Đó là hoàn toàn vắng bóng mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới. Thay vào đó, 5 mục tiêu đặt ra hoàn toàn hướng đến nền kinh tế thực. Một khi các công cụ chính sách hướng đến phục vụ nền kinh tế thực, cung - cầu và giá cả mới phản ánh chính xác thực trạng thị trường và nền kinh tế. Tôi chưa hoặc không thấy bất kỳ nghiên cứu nào, thậm chí ngay từ chính Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), về các đánh giá này. Nếu vậy, nhập khẩu vàng về để làm lợi cho ai?
Một tình huống nữa minh họa cho cách tiếp cận cải cách thị trường vàng đến từ Trung Quốc. Xin trích từ bài viết trên website của chính quyền Thượng Hải trong bài giới thiệu sàn giao dịch vàng Thượng Hải ngày 18/7/2023: “Mục đích của thiết lập sàn giao dịch vàng Thượng Hải trong 2 thập kỷ qua là để kiên trì phục vụ nền kinh tế thực và phát triển ngành công nghiệp”.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này đang trải qua vòng luẩn quẩn về quản lý thị trường vàng chưa có lối ra. Về mặt lịch sử, đầu tiên, thị trường vàng do ngân hàng trung ương (NHTW) Thổ Nhĩ Kỳ độc quyền quản lý. Rồi sau đó, giao thị trường vận hành, rồi lại rối loạn, để rồi NHTW tiếp tục can thiệp cấm nhập (hay phân bổ quota) và lại tiếp tục bất ổn như hiện tại.
Số là từ năm 2020, nhu cầu vàng của Thổ Nhĩ Kỳ tăng vọt, ở mức 9% tổng nhu cầu toàn cầu, cao gấp đôi so với tỷ lệ 4% giai đoạn 2010-2020. Điều này bắt nguồn từ những bất ổn trong chính sách kinh tế vĩ mô mà nước này thực hiện từ năm 2021. Để giải quyết nhu cầu vàng tăng cao cũng như liên thông giữa giá vàng trong nước và thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường nhập khẩu vàng. Kết quả là hao hụt ngoại tệ, khiến đồng nội tệ càng thêm mất giá. Giữa tháng 2/2023, Thổ Nhĩ Kỳ hầu như cấm nhập khẩu vàng, chỉ được tạm nhập và tái xuất. Lệnh cấm nhập càng khiến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới thêm mở rộng.
Như vậy, mục tiêu chính sách công trong quản lý thị trường vàng của Trung Quốc, Ấn Độ không phải là thu hẹp chênh lệch giá vàng, mà là phục vụ tổng thể nền kinh tế. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ do quá tập trung vào mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng và giải quyết nhu cầu - giống như những điều đang được đề xuất để chỉnh sửa Nghị định 24 - thì lại đang gặp quá nhiều bất cập.
Trong khi đó, quan sát những đề xuất chỉnh sửa thị trường vàng thay thế Nghị định 24, thậm chí ngay cả các thành viên của VGTA, tôi không thấy bất kỳ đánh giá tác động định lượng của tổ chức này, rằng những đề xuất sẽ có tác động như thế nào đến nền kinh tế thực (đóng góp vào GDP, thu ngân sách, tạo việc làm…). Tất cả đề xuất chỉ nhằm mục tiêu hướng đến thu hẹp khoảng cách, thậm chí tiệm cận giá vàng trong nước và thế giới. VGTA gọi đó là “đổi mới tư duy” để thị trường vàng hết hỗn loạn? Nhập khẩu vàng không góp phần vào năng lực sản xuất cũng như nâng cao năng suất. Vì vậy, chúng ta cần xem xét vấn đề kỹ hơn và đưa ra các chính sách có thể đảm bảo rằng, nhu cầu vàng không gây nguy hiểm cho ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo tôi, trong khi chờ đợi một chiến lược căn cơ dài hạn cho thị trường vàng, trước mắt, cần đánh giá chính xác giá trị gia tăng của ngành chế tạo vàng trang sức và ưu tiên nhập vàng nguyên liệu để phục vụ công nghiệp chế tác vàng, như theo nguyên tắc 20-80 (của Ấn Độ) chẳng hạn. Theo đó, cứ 100 tấn vàng nhập khẩu, thì 20 tấn sẽ sử dụng để chế tạo vàng trang sức xuất khẩu. Nếu giá trị gia tăng của vàng xuất khẩu là 4 lần, sẽ bù đắp lượng ngoại tệ nhập 80 tấn cho thị trường nội địa (hay chí ít cũng tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu ngân sách).
Chiến thuật “lấy mỡ nó rán nó” sẽ là mũi tên trúng 2 mục tiêu: giảm bớt phần nào chênh lệch giá vàng, nhưng không tác động đáng kể đến tỷ giá và dự trữ ngoại hối quốc gia. Đây mới chính là con đường phát triển bền vững thị trường vàng theo tiêu chí an toàn và lành mạnh mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo khi chỉnh sửa Nghị định 24.
Cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Quy định này được đưa ra bởi sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng với các sản phẩm huy động vốn, ủy thác đầu tư mà ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và một số quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Một điểm đáng chú ý của dự thảo Thông tư là bổ sung nội dung về phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phù hợp với khoản 2 Điều 113 Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2024.
Dự thảo Thông tư nêu: Khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, trừ sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư.
Khi thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan.
Ngân hàng Nhà nước giải thích, đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, cần thiết quy định theo hướng không cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động này do sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng với các sản phẩm huy động vốn, ủy thác đầu tư mà ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng.
Trước đó, sáng 18/1/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi). Trong Luật mới được thông qua, Ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Luật cũng cho phép, ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.
Trong khi đó, Luật quy định cấm việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Giá vàng trong nước tăng mạnh và chênh lệch giá vàng trong nước - thế giới đang ngày càng lớn hơn. Ảnh: Đức Thanh |
Thị trường vàng đang bị “chẩn đoán” sai
Chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế quá cao (khoảng 15-18 triệu đồng/lượng) đang được nhắm đến như là nguyên nhân cốt lõi ảnh hưởng đến quyền lợi người dân, mặc dù chưa có điều tra xã hội học nào cho thấy bao nhiêu phần trăm trong tổng số 100 triệu dân bị tác động và tác động đến mức nào. Nó cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến mất an toàn hệ thống tài chính, mặc dù chưa có nghiên cứu định lượng nào chỉ ra bao nhiêu phần trăm dự trữ ngoại hối mất đi hoặc tỷ giá tăng lên do giá vàng hoặc chênh lệch giá vàng tăng cao.
Nghị định 24/2012/NĐ-CP (Nghị định 24) về quản lý thị trường vàng - với việc ngân hàng Nhà nước (NHNN) độc quyền xuất nhập khẩu vàng miếng - được hầu hết giới quan sát cho là nguyên nhân gốc rễ khiến chênh lệch giá vàng cao đến mức không thể chấp nhận.
Gần thập kỷ qua, NHNN không cho nhập khẩu vàng, nguồn cung trong nước ngày càng hạn chế, thậm chí cạn kiệt, chỉ cần cho nhập khẩu để cung đáp ứng cầu thì tự động chênh lệch giá sẽ giảm. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới quá cao là điều gây bức xúc nhiều nhất trong dư luận. Đến mức, có quan điểm của một tờ báo, như thể van xin NHNN rằng, hãy cho ra ngay giải pháp để giải quyết tình thế hỗn loạn này.
Dựa trên những bức xúc này và nếu NHNN xem chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới là mục tiêu chính sách công hướng đến, không khó để phác họa khung tổng thể để chỉnh sửa Nghị định 24, dù có khả năng trên thực tế không ai biết hệ lụy sẽ đến mức nào.
Thứ nhất, vàng tuy là hàng hoá đặc biệt, nhưng không thể là thứ mà NHNN quản lý (ngoại trừ vàng dự trữ ngoại hối quốc gia). Hãy cứ để mọi thứ cho thị trường quyết định, giá vàng sẽ phản ảnh các quan hệ cung - cầu thị trường.
Thứ hai, cần có chính sách để giá vàng trong nước liên thông với giá vàng quốc tế. Lập sàn giao dịch vàng như sàn giao dịch Thượng Hải (Trung Quốc) hay Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ là bước đầu tiên hướng đến mục tiêu này.
Thứ ba, giải quyết vấn đề nguồn cung. Là quốc gia không có nhiều trữ lượng vàng thiên nhiên, nên giải pháp là phải cho nhập khẩu vàng. NHNN có thể cung cấp hạn ngạch nhập khẩu nhỏ giọt từng thời kỳ, phù hợp với chính sách tiền tệ, tỷ giá và dự trữ ngoại hối quốc gia.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm quốc tế, gia tăng lượng cung thị trường vàng, một số nước thiết lập chứng chỉ vàng (vàng giấy) để biến vàng thành tài sản tài chính như là kênh đầu tư, thay vì vàng là kênh tích trữ, để gia tăng lượng cung vàng nhằm giảm thiểu chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới.
Theo đó, người dân thay vì để vàng dưới gầm giường, họ sẽ chuyển thành chứng chỉ vàng có lãi suất do các ngân hàng phát hành. Các ngân hàng có thể sử dụng lượng vàng này tung ra thị trường cho các nhà kim hoàn sản xuất đồ trang sức, thay vì nhập nguyên liệu vàng, dẫn tới tác động không tốt đến tỷ giá và làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai.
Thứ tư, các giải pháp hạn chế nhu cầu vàng như tăng thuế nhập khẩu, thuế VAT và tạo các rào cản kỹ thuật khác.
Về lý thuyết, bất kỳ giải pháp nào làm tăng cung và giảm cầu đều sẽ đạt mục tiêu thu hẹp giá vàng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, có khả năng, tất cả những lập luận ở phần trên về các câu hỏi hay động cơ mà chúng ta đặt ra để chỉnh sửa hoặc thay thế Nghị định 24 là “thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới” đã không chính xác ngay từ đầu. Đề bài sai không thể có đáp án đúng.
Khi thiết kế các mục tiêu của chính sách công, có một định luật rất cơ bản trong kinh tế học về việc sử dụng giá trị của một thước đo để làm mục tiêu chính sách. Đó là, khi giá trị của một thước đo - trong trường hợp này là chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới - được chính phủ nhắm làm mục tiêu, thì nó sẽ không còn là một thước đo tốt, nên không còn là mục tiêu đáng tin cậy được nữa. Thất bại khi chọn chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới của Ấn Độ làm mục tiêu chính sách công minh họa cho định luật này và là lời cảnh tỉnh cho chúng ta. Vào năm 2013, để hạn chế nhu cầu vàng quá cao làm cho giá vàng tăng cao quá mức, Ấn Độ đã tăng thuế nhập khẩu vàng từ 2% lên 10%. Kết quả ngay lập tức là, nhu cầu tiêu thụ vàng giảm một phần ba, giá vàng cũng giảm theo. Nhưng vàng nhập lậu, chủ yếu đến từ Thái Lan, tăng cao kỷ lục là 335 tấn. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới giảm, nhưng nó không còn là mục tiêu đáng tin cậy vì đã bỏ sót quá nhiều thông tin từ các thiệt hại trên các thị trường khác.
Giá vàng hay chênh lệch giá vàng, giống với bất kỳ loại giá hàng hóa, dịch vụ nào, cũng đều là công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế. Một khi công cụ bị biến thành mục tiêu chính sách thì bản thân nó sẽ bị vô hiệu hóa. Nếu chúng ta lấy cái thường xuyên di chuyển làm khung thành, thì khi vừa sút bóng, những kẻ lém lỉnh sẽ ngay lập tức di chuyển cột gôn. Khi thông tin về quota nhập khẩu vàng bị đồn đoán hoặc rò rỉ, ngay lập tức, thị trường sẽ đưa nó về một vùng mục tiêu mới.
Hay như đề xuất xuất dự trữ ngoại hối nhập khẩu vàng nhỏ giọt sẽ không tác động đến tỷ giá (?) cũng hoàn toàn chưa đề cập yếu tố tâm lý và hành vi thị trường sẽ tác động đến nhu cầu USD, vàng khi mọi người nghe tin nhà nước cho nhập vàng. Một khi vàng đã trở thành thói quen tích trữ của người dân, thì nếu nhà nước khuyên dân không nên tích trữ vàng, người dân sẽ tích trữ nhiều hơn.
Theo ước đoán nhu cầu vàng khoảng 50 tấn/năm, nhưng nếu thị trường nghe phong thanh nhà nước chỉ nhập về phân nửa số đó, dân sẽ tích trữ nhiều hơn để đầu cơ giá lên. Người dân chỉ chấm dứt mua vàng nếu nhà nước nhập về gấp đôi. Nhập vàng để thỏa mãn cơn nghiện có thể dẫn đến kết cục thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng, tỷ giá bất ổn. Như vậy, mục tiêu ổn định giá vàng có thể bị vô hiệu hoá bởi các bất ổn hoặc đánh đổi trên các thị trường hoặc chính sách kinh tế vĩ mô.
Mục tiêu chính sách cho quản lý thị trường vàng là gì?
Nếu chênh lệch giá vàng không là mục tiêu chính sách, vậy mục tiêu chính sách sẽ là gì để bảo đảm thị trường vàng phát triển an toàn và lành mạnh như theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ khi chỉnh sửa Nghị định 24?
Đối với thị trường vàng, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thiết kế chính sách chỉ có thể thành công khi hướng về phục vụ nền kinh tế thực. Dùng cái thực là nền kinh tế, chứ không thể sử dụng cái danh nghĩa là giá cả biến động hàng ngày làm mục tiêu chính sách, thì mới có thể đạt yêu cầu của Thủ tướng để phát triển thị trường vàng an toàn và lành mạnh, cho dù điều này có thể mất thời gian.
Qua quá nhiều thử nghiệm thất bại trong quản lý thị trường vàng, mới đây, NITI Aayog - Ủy ban cấp cao của Chính phủ Ấn Độ - đặt ra 5 mục tiêu rất cụ thể cho kế hoạch cải cách 5 năm của thị trường vàng: tăng gấp đôi quy mô ngành công nghiệp vàng, từ 1,3% lên 2,6-3%/GDP; tăng gấp đôi xuất khẩu vàng; tạo việc làm từ 6,1 triệu lên 10 triệu người; tăng quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp vàng từ 70 triệu USD lên 200 triệu USD; tăng quy mô ngành công nghiệp vàng, nhưng không làm thâm hụt tài khoản vãng lai.
Chúng ta thấy gì từ các mục tiêu phát triển thị trường vàng của Chính phủ Ấn Độ? Đó là hoàn toàn vắng bóng mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới. Thay vào đó, 5 mục tiêu đặt ra hoàn toàn hướng đến nền kinh tế thực. Một khi các công cụ chính sách hướng đến phục vụ nền kinh tế thực, cung - cầu và giá cả mới phản ánh chính xác thực trạng thị trường và nền kinh tế. Tôi chưa hoặc không thấy bất kỳ nghiên cứu nào, thậm chí ngay từ chính Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), về các đánh giá này. Nếu vậy, nhập khẩu vàng về để làm lợi cho ai?
Một tình huống nữa minh họa cho cách tiếp cận cải cách thị trường vàng đến từ Trung Quốc. Xin trích từ bài viết trên website của chính quyền Thượng Hải trong bài giới thiệu sàn giao dịch vàng Thượng Hải ngày 18/7/2023: “Mục đích của thiết lập sàn giao dịch vàng Thượng Hải trong 2 thập kỷ qua là để kiên trì phục vụ nền kinh tế thực và phát triển ngành công nghiệp”.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này đang trải qua vòng luẩn quẩn về quản lý thị trường vàng chưa có lối ra. Về mặt lịch sử, đầu tiên, thị trường vàng do ngân hàng trung ương (NHTW) Thổ Nhĩ Kỳ độc quyền quản lý. Rồi sau đó, giao thị trường vận hành, rồi lại rối loạn, để rồi NHTW tiếp tục can thiệp cấm nhập (hay phân bổ quota) và lại tiếp tục bất ổn như hiện tại.
Số là từ năm 2020, nhu cầu vàng của Thổ Nhĩ Kỳ tăng vọt, ở mức 9% tổng nhu cầu toàn cầu, cao gấp đôi so với tỷ lệ 4% giai đoạn 2010-2020. Điều này bắt nguồn từ những bất ổn trong chính sách kinh tế vĩ mô mà nước này thực hiện từ năm 2021. Để giải quyết nhu cầu vàng tăng cao cũng như liên thông giữa giá vàng trong nước và thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường nhập khẩu vàng. Kết quả là hao hụt ngoại tệ, khiến đồng nội tệ càng thêm mất giá. Giữa tháng 2/2023, Thổ Nhĩ Kỳ hầu như cấm nhập khẩu vàng, chỉ được tạm nhập và tái xuất. Lệnh cấm nhập càng khiến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới thêm mở rộng.
Như vậy, mục tiêu chính sách công trong quản lý thị trường vàng của Trung Quốc, Ấn Độ không phải là thu hẹp chênh lệch giá vàng, mà là phục vụ tổng thể nền kinh tế. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ do quá tập trung vào mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng và giải quyết nhu cầu - giống như những điều đang được đề xuất để chỉnh sửa Nghị định 24 - thì lại đang gặp quá nhiều bất cập.
Trong khi đó, quan sát những đề xuất chỉnh sửa thị trường vàng thay thế Nghị định 24, thậm chí ngay cả các thành viên của VGTA, tôi không thấy bất kỳ đánh giá tác động định lượng của tổ chức này, rằng những đề xuất sẽ có tác động như thế nào đến nền kinh tế thực (đóng góp vào GDP, thu ngân sách, tạo việc làm…). Tất cả đề xuất chỉ nhằm mục tiêu hướng đến thu hẹp khoảng cách, thậm chí tiệm cận giá vàng trong nước và thế giới. VGTA gọi đó là “đổi mới tư duy” để thị trường vàng hết hỗn loạn? Nhập khẩu vàng không góp phần vào năng lực sản xuất cũng như nâng cao năng suất. Vì vậy, chúng ta cần xem xét vấn đề kỹ hơn và đưa ra các chính sách có thể đảm bảo rằng, nhu cầu vàng không gây nguy hiểm cho ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo tôi, trong khi chờ đợi một chiến lược căn cơ dài hạn cho thị trường vàng, trước mắt, cần đánh giá chính xác giá trị gia tăng của ngành chế tạo vàng trang sức và ưu tiên nhập vàng nguyên liệu để phục vụ công nghiệp chế tác vàng, như theo nguyên tắc 20-80 (của Ấn Độ) chẳng hạn. Theo đó, cứ 100 tấn vàng nhập khẩu, thì 20 tấn sẽ sử dụng để chế tạo vàng trang sức xuất khẩu. Nếu giá trị gia tăng của vàng xuất khẩu là 4 lần, sẽ bù đắp lượng ngoại tệ nhập 80 tấn cho thị trường nội địa (hay chí ít cũng tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu ngân sách).
Chiến thuật “lấy mỡ nó rán nó” sẽ là mũi tên trúng 2 mục tiêu: giảm bớt phần nào chênh lệch giá vàng, nhưng không tác động đáng kể đến tỷ giá và dự trữ ngoại hối quốc gia. Đây mới chính là con đường phát triển bền vững thị trường vàng theo tiêu chí an toàn và lành mạnh mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo khi chỉnh sửa Nghị định 24.