Nếu không nắm chắc công cụ phòng vệ thương mại, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tự dựng rào cản cho chính mình |
Phải chăng các doanh nghiệp Việt Nam thờ ơ với chính sự tồn tại và phát triển của mình? Đáng ngại hơn, nếu không nắm chắc công cụ phòng vệ thương mại, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tự dựng rào cản cho chính mình khi hàng rào thuế quan mờ dần theo các cam kết mà Việt Nam tham gia.
Trong 1.000 doanh nghiệp được điều tra, có tới 71% cho rằng, việc tập hợp lực lượng là rất khó khăn vì họ hầu như không có liên hệ gì với các doanh nghiệp cùng ngành; 69% doanh nghiệp cho rằng quá nhỏ nên dù có biết về các công cụ phòng vệ thương mại thì cũng đành lờ đi. Hầu như không có doanh nghiệp nào dự trù sẵn kinh phí cho hoạt động này.
Cũng phải nói thêm, trong 4 lần doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ mình, thì cả 4 lần , doanh nghiệp bị liên đới trực tiếp đều là doanh nghiệp đầu ngành, nắm 70 - 80% sản lượng của ngành. Yếu tố bảo vệ ngành, lĩnh vực trong các vụ kiện này dường như xuất hiện sau. Xem tiếp trang 3
Đây là lý do 63,55% doanh nghiệp nhờ Chính phủ, VCCI giúp đỡ, tư vấn để tiết kiệm tài chính nếu cần bảo vệ cho dù về pháp lý, Chính phủ không được thực hiện hình thức trợ cấp này; 34% doanh nghiệp nghĩ đến giải pháp nhờ hiệp hội doanh nghiệp vận động đóng góp từ các doanh nghiệp có khả năng...
Trong khi đó, có tới 33% doanh nghiệp biết rõ hàng hóa của mình đang bị chết dần vì hàng nhập giá thấp (bán phá giá) nhưng không thể thu thập được bằng chứng; 65% doanh nghiệp nghĩ là có thể tìm được bằng chứng nhưng không thể đầy đủ cho việc đi kiện...
Phải nhìn thẳng vào thực tế, trong WTO, Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm thuế cho khoảng 1/3 số dòng thuế, nhưng với hầu hết các FTA đã ký, số dòng thuế cắt bỏ lên tới 80-90% vào sau năm 2015. Chưa tính tới các FTA vừa ký kết trong năm 2015 chưa có hiệu lực và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa hoàn tất đàm phán.
Điều này có nghĩa, nếu tiếp tục thờ ơ và có tâm lý dựa dẫm vào sự hỗ trợ từ Chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tự chặn đường tới các cơ hội kinh doanh ngay tại sân nhà, chứ chứ nói tới thị trường xuất khẩu đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, khi hàng rào thuế quan không còn có ý nghĩa bảo vệ thị trường, sản phẩm nội địa như truyền thống.
Cũng phải thấy thêm vai trò, trách nhiệm của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong việc liên kết doanh nghiệp, bảo vệ doanh nghiệp trong ngành hàng, lĩnh vực của mình. Có thể một vài doanh nghiệp nhỏ, yếu nhưng cả cộng đồng doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh. Vấn đề là ý thức về sự tự chủ, tự thân trong chiến lược kinh doanh – đầu tư của từng doanh nghiệp, phải có phần dành cho công cụ tự bảo vệ song hành với các kế hoạch mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm...