Theo đó, các dự án bao gồm các 7 dự án được chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 với tổng mức đầu tư dự kiến sẽ bố trí tiếp là 5.448,6 tỷ đồng; và 9 dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 với tổng vốn đầu tư 4.347 tỷ đồng.
Hệ thống giao thông Gia Lai được chú trọng đầu tư đồng bộ hoàn thiện trong thời gian tới. |
Sở GTVT Gia Lai cho biết, các dự án chuyển tiếp sẽ được tiếp tục thực hiện bao gồm: Dự án cải tạo nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL25 (450 tỷ đồng); Dự án Quốc lộ 14C giai đoạn 2 (290 tỷ đồng); Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (QL19) vốn vay Ngân hàng thế giới (3.655 tỷ đồng); Đường tỉnh lộ 662B (148 tỷ đồng); Đường tỉnh lộ 665 thuộc Dự án Hỗ trợ phát triển khu vực biên giới (vay vốn ADB-483,4 tỷ đồng), Đường tỉnh 666 (224 tỷ đồng), Dự án cầu dân sinh (dự án LRAMP-218,1 tỷ đồng).
Thứ hai là các dự án sẽ được đầu tư mới trong giai đoạn 2021-2025, bao gồm: Quốc lộ 19D (400 tỷ đồng); Quốc lộ 25 (1.125 tỷ đồng); Đường tỉnh lộ 664, huyện Ia Grai (600 tỷ đồng); Đường tỉnh lộ 663 đoạn từ Km33+200 - Km47+300 (80 tỷ đồng); Đường tỉnh lộ 670B (300 tỷ đồng); Đường tỉnh 669 (350 tỷ đồng); Đường nối Gia Lai - Phú Yên (1.200 tỷ đồng); Đường liên huyện Pleiku - Đak Đoa - Chư Sê (315 tỷ đồng); Cầu trên đường liên xã An Trung - Kông Yang, huyện Kông Chro (82 tỷ đồng).
Cùng với đó, tổng nguồn vốn dự kiến sẽ cần cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ, đường tỉnh vào khoảng 810 tỷ đồng, do Sở GTVT Gia Lai làm chủ đầu tư.
Theo Sở GTVT Gia Lai, mục tiêu của việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn 2021-2025 của tỉnh đó là hình thành và phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ trên địa bàn tỉnh theo định hướng quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch liên quan. Tạo sự kết nối thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.