HSBC cho rằng, trên thực tế Việt Nam đã từng có lịch sử lạm phát cao ngất ngưỡng trong tháng 8: hai mức lạm phát đỉnh điểm trong thập niên qua đều xuất hiện trong tháng 8.
| ||
HSBC cho rằng, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm ngoài có thể sẽ được duy trì dưới mức 8%, dù một số chi phí như y tế, giáo dục tăng |
Cụ thể, mức 23,8% trong năm 2008 và 23% trong năm 2011. Vì vậy, khi giá cả leo thang từ mức 7,3% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 7,5% trong tháng 8 năm nay, những lo ngại về lạm phát tăng vọt lại xuất hiện.
Phải thừa nhận rằng, những mối lo ngại này là không phải không có căn cứ.
Chính phủ đang tăng các loại chi phí dịch vụ xã hội và năng lượng để giảm những thiếu hụt tài chính trong thời điểm hiện tại, khi giá cả hàng hoá tăng nhanh do những căng thẳng tình hình chính trị các khu vực và triển vọng toàn cầu khôi phục mạnh mẽ hơn trong nửa sau năm 2013.
Nhưng theo đánh giá của HSBC, trong khi lạm phát toàn phần vẫn còn bị nghi ngờ sẽ tiếp tục tăng trong tháng 9, do chi phí giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và năng lượng tăng cao hơn, thì con số lạm phát so sánh cùng kỳ năm ngoài có vẻ sẽ được duy trì dưới mức 8% từ nay cho đến cuối năm 2013, nhờ vào một hiệu ứng thích hợp và nhu cầu nội địa còn thấp.
Cán cân thương mại đều thặng dư trong năm 2012 và thâm hụt thương mại từ đầu năm đến nay đều nằm trong tầm quản lý được, ở mức 577 triệu USD. Thâm hụt thương mại giảm là kết quả của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài ngành điện tử và sản xuất tăng cao sẽ thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng nhập khẩu giảm do nhu cầu tiêu dùng thấp hơn.
Với việc thâm hụt tài chính và thương mại đã giảm xuống, câu hỏi đặt ra là liệu các nhà làm chính sách sẽ giải quyết vấn đề nợ xấu ngân hàng như thế nào. Những sáng kiến cải tổ chính yếu vẫn đang trong quá trình thực hiện, bao gồm Nghị định 11, Quyết định 254 về cải tổ ngân hàng và kế hoạch cải cách nền kinh tế trong giai đoạn 2013 đến 2020.
Thùy Vinh