Tổ yến Cù lao Chàm, nặng khoảng 15 gram và giá của này hơn 5 nghìn USD mỗi ký ( hình minh hoạ)
Câu chuyện nửa hư nửa thật về ăn yến sào giữ tuổi thanh xuân các phủ đệ thuộc làu để dạy cho con cháu về bí quyết sống. Còn trong những bữa tiệc, món súp yến ngự thiện đưa lên, vua cũng chỉ ban cho các quan có phẩm hàm cao nhất mà thôi.
Từ thời vua Tự Đức, yến sào do các quan xứ Quảng tiến cung trở thành một thứ ẩm thực mang đẳng cấp cung đình với cách chế biến chủ yếu là nấu súp hoặc chưng cách thủy với đường phèn. Món yến sào quý vì nó bổ dưỡng, giúp cho người ta bồi bổ sức khỏe, làm tăng khả năng yêu đương và sáng suốt tinh thần.
Hòn Khô năm cách đảo mẹ Cù Lao Chàm vài phút chạy bằng tàu cao tốc. Trên những tảng đá hoa cương không ngọn cỏ nào mọc nổi. Đàn chim yến chọn cù lao khốc liệt ấy, bay sâu vào phía hang cao làm chốn sinh sôi. Trần hang tối tăm, cách mặt nước phía dưới hàng chục mét.
Hòn đảo nhỏ không chỉ khô rang, mà còn trơn trượt, rắn chuột phải thua, không thể bò lên trộm trứng. Nhưng con người vẫn đến. Được đi công khai thoải mái lên hang yến, con đường bằng đá hoa cương bắt khách phải bò, bám chặt vào vách đá để khỏi lăn xuống biển. Hèn chi anh Trương Minh Vũ – đội phó Đội khai thác yến sào Hội An – nói rằng : Người thợ yến nếu không dũng cảm, có sức khỏe hơn người, không tịnh tâm, trung thực, thanh thản, không thể lên được hang yến.
Ngày xưa người lấy tổ yến chỉ đu dây mà leo dần lên vách đá cheo leo, bò suốt một ngày thì vào đến hang yến, nếu tâm không tịnh, lòng tham xao động, dễ bị rơi chết. Quanh hang yến, xưa không thiếu xác người chết khô. Người ta đồn đại tổ nghề không đãi kẻ tham, lấy tổ lúc yến đang nuôi chim non. Miếu thờ tổ yến cũng có riêng bát hương dành cho những người đã bỏ xác ngoài đảo hoang.
Nay đứng ở khu vực cách ly ngắm hang yến vẫn còn cảm giác rợn, phần vì thấy thợ đu mình trên giàn tre mỏng manh, dưới chân sóng đánh ầm ầm vào đá tảng ; phần nghĩ đến những con yến làm tổ suốt mùa xuân, tối về sẽ không còn thấy tổ ấm chuẩn bị cho lứa trứng đã tượng hình, chúng lại vội vã nhỏ dãi, rồi đến cả huyết cho chiếc tổ mới. Hòn đảo khô khan chỉ có thợ khai thác và bầy yến. Nay người khai thác yến sào đã kiêm thêm cả nghề chăm sóc yến.
Trong trí nhớ của ông lão Ngọc, người vùng cẩm Thanh (Hội An , nơi tập trung đông người có nghề khai thác yến tụ tập thành phường hội, Hòn Khô chính là nơi từng hiện diện yến huyết, với những sợi xơ màu hồng. Ông Ngọc nhớ mồn một vài lần bắt gặp tổ yến có hai mấu bám chặt vào vách đá trơn tuột nằm tận đỉnh hang, màu đỏ của nó luôn làm cho tim của thợ khai thác yến đập dồn, giá của nó cao gấp ba lần các loại yến quan, yến địa.
Con chim yến với sức nặng tới bảy tám ký, nhưng có thể bay mải miết suốt từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về tổ. Nó ăn côn trùng bay, uống hơi sương trên không trung, tuyệt đối không chạm vào thứ nước ô trọc nơi sông, hồ. Vì vậy mà thứ nước dãi nó tiết ra làm tổ biểu trưng cho tất cả, từ huyền thoại của sức mạnh, đến lòng chung thủy và sự tinh khiết. Vì thế món yến sào đã quý về tính năng giữ vẻ thanh xuân cho người, lại càng quý vì những phẩm chất của riêng chim yến.
Hiện nay, ngoài chiếc tàu của đội, hòn đảo hoàn toàn bị cách ly với thế giới bên ngoài, tàu thuyền lạ phải chạy cách đảo 200 mét. Đó là sự cách ly cần thiết bởi đàn yến Cù lao Chàm cho một sản phẩm chất lượng đệ nhất Đông Nam Á. Ngày trước, các trùm thuơng lái người Hoa đã trả cho dân khai thác yến ở Cù lao Chàm cái giá cao hơn hẳn so với mọi nơi trong khu vực này.
Thứ yến hiện nay có trên thị trường nếu không làm giả, thì chỉ là bạch yến, thứ tổ mà chim yến làm vội vã sau khi bị mất chiếc tổ đầu tiên, để kịp đẻ trứng. Người khai thác chờ cho chim non đủ lông cánh mới khai thác bạch yến vào khoảng tháng 8. Loại mao yến, thứ yến sào hạng nhất thu hoạch vào tháng Tư đã có các thương lái nước ngoài đặt sẵn. Còn yến huyết, ngay cả tại Cù lao Chàm thì cũng đã 10 năm vắng bóng, tịnh không có chiếc tổ nào mang cái màu hồng đỏ đầy quyến rũ của những cặp chim yến chuyên chọn những nơi thâm sâu cùng cốc nhất, cao nhất làm tổ.
Tư liệu nguồn: Thiên Phú Lộc
Chí Cường