TIN LIÊN QUAN | |
Cải cách thể chế là trọng tâm chính sách phát triển của Việt Nam | |
Đột phá bằng cải cách thể chế | |
Kinh tế Việt Nam đang hồi phục rõ nét |
Ông Sanjay Kalra, Đại diện Thường trú Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam |
Nhiều khuyến nghị chính sách đã được ông Sanjay Kalra, Đại diện Thường trú Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam đề cập tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) 2014.
Theo ông này, việc cải cách cơ cấu của Việt Nam còn chậm. Mặc dù một số bước đã được thực hiện để thúc đẩy cải cách khu vực ngân hàng, bao gồm giải quyết nợ xấu thông qua Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) đã đi vào hoạt động từ tháng 10/2-13 và kể từ đó đã hoán đổi nợ xấu của các ngân hàng lấy trái phiếu VAMC, nhưng nhìn chung tiến trình này còn chậm.
“Nỗ lực tái cơ cấu cũng đang được tiến hành tại một số ngân hàng thương mại. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang có những tiến bộ. Tuy nhiên, những điểm yếu ở khu vực tài chính tiếp tục cản trở trung gian tín dụng và cùng với doanh nghiệp nhà nước vẫn là các nguồn dễ bị tổn thương”, ông Sanjay Kalra khẳng định.
Chính vì vậy, theo ông Sanjay Kalra, cài cách cơ cấu phải được tăng tốc mạnh. “Cài cách chậm sẽ làm suy yếu lòng tin, làm cho nợ công cao hơn, kéo dài sự trì trệ về năng suất của nhiều năm qua và kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức không đủ cao để tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động ngày càng tăng”, ông Sanjay Kalra cảnh báo.
Khuyến nghị chính sách, ông Sanjay Kalra cho rằng, cải cách khu vực ngân hàng vẫn phải là một ưu tiên hàng đầu. Trong đó, xử lý các điểm yếu liên quan đến chất lượng tài sản, nợ xấu, trích lập dự phòng và tăng vốn là quan trọng để tạo ra một môi trường trong đó các ngân hàng làm trung gian chuyển tiết kiệm của quốc gia cho đầu tư sản xuất.
“VAMC nên đẩy nhanh xử lý và giải quyết nợ xấu”, ông Sanjay Kalra bày tỏ quan điểm.
Bên cạnh đó, theo ông Sanjay Kalra, cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng là một sự cải cách rất có ý nghĩa. Việc công khai điều kiện tài chính chân thực của doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn rất quan trọng.
“Các kế hoạch tái cơ cấu của doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn có thể được công bố để đánh giá khả năng mang lại quản trị tốt hơn, năng lực tài chính và tính hiệu quả, và nên được thực hiện trong một thời gian tới hạn”, ông Sanjay Kalra nói.
Điểm lại tình hình kinh tế của Việt Nam, vị đại diện của IMF đã đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, bắt đầu bằng Nghị quyết 11 vào năm 2011.
Theo ông này, đến nay trong một thời gian khá dài, lạm phát đã ở mức một con số, tỷ giá đã ổn định và dự trử quốc tế đã nâng lên ở mức khá hơn. Thị trường tài chính cũng đã êm ả. Tuy nhiên, ổn định kinh tế vĩ mô phải tiếp tục được duy trì, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến các chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, chính sách tài khóa.
“Chính phủ Việt Nam cần thiết lập lại việc củng cố tài khóa. Ngân sách nhà nước cần có dự trữ để xử lý nợ dự phòng liên quan đến cải cách cơ cấu”, ông Sanjay Kalra khẳng định.
Nguyên Đức