Thu hút doanh nghiệp "đại gia"
Tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc thuộc huyện Châu Thành (Kiên Giang), sáng 14/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự lễ khánh thành nhà máy sản xuất 15 triệu đôi giày thể thao xuất khẩu/năm, giải quyết trên 10.000 lao động trực tiếp của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (TBS), nhà máy có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng.
Thủ tướng cũng tham dự Lễ khởi công Nhà máy Bia Sài Gòn giai đoạn 2 (Khu công nghiệp Thạnh Lộc thuộc huyện Châu Thành) nâng lên 100 triệu lít/năm; khởi công nhà máy sản xuất thuốc lá với 150 triệu điếu thuốc/năm của Công ty TNHH Liên doanh VINA-BAT; cắt băng khánh thành nhà máy chế biến gỗ MDF có công suất chế biến 75.000 m3/năm của Tập đoàn Cao su Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khởi công Nhà máy thuốc là Liên doanh Vina -BAT tại Kiên Giang |
Trong đó, vốn đầu tư của nhà máy thuốc lá Vinataba 160 tỷ đồng và đi vào hoạt động vào quý 1/2017; Nhà máy bia Sài Gòn khoảng 600 tỷ đồng và đi vào hoạt động đầu năm 2017; Nhà máy gỗ MDF đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng sẽ chính thức đi vào sản xuất tháng 5/2016. Theo ước tính các nhà máy này khi đi vào sản xuất kinh doanh sẽ thu hút hàng ngàn lao động trực tiếp và nộp sách địa phương hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Riêng nhà máy thuốc lá dự kiến sẽ nộp ngân sách cho tỉnh Kiên Giang mỗi năm trên 660 tỷ đồng.
Cũng sáng nay, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng rất phấn khởi khi đến dự lễ khởi công xây dựng Nhà máy May Vinatex An Biên tại Khu đô thị Thứ 7, thuộc thị trấn Thứ 7, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Nhà máy May Vinatex An Biên có tổng mức đầu tư dự kiến 210 tỷ đồng, sử dụng trên 2.000 lao động ở địa phương.
Đây là dự án thứ hai của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thực hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, sau khi Nhà máy May Vinatex Kiên Giang tại huyện Gò Quao với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng đã đi vào hoạt động từ tháng 5/2015 và sử dụng gần 1.500 lao động tại địa phương.
Ly nông không ly hương
Nhà máy May Vinatex An Biên là vùng căn cứ kháng chiến cách mạng U Minh Thượng. Đồng bào nơi đây qua hàng chục năm chịu nhiều đau thương của chiến tranh và nhiều công lao nuôi chứa cách mạng và lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ. Vào đầu năm 2015 Thủ tướng cũng đã đến dự lễ khánh thành 2 cây cầu huyết mạch Cái Lớn và Cái Bé nối với đường hành lan ven biển phía Tây đến vùng bán đảo Cà Mau còn nhiều khó khăn này.
"Nay vui mừng hơn lại có thêm một nhà máy đầu tiên giải quyết hàng ngàn lao động phổ thông tại địa phương với mức lương bình quân gần 6 triệu đồng/người/tháng. Ít nhất hàng ngàn hộ gia đình nghèo ở nông thôn không còn người thân ly hương, mà nay là ly nông nhưng không ly hương - xa quê", Thủ tướng phấn khởi nói.
Thủ tướng cũng cho biết thêm, thời gian qua Chính phủ luôn canh cánh trong lòng về việc tạo việc làm cho lao động nông thôn khi xu hướng phát triển là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ. Trong khi thuận lợi là tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiến gần 50% dân số, gọi là "dân số vàng". Nhưng đó cũng là áp lực và thách thức tạo công ăn việc cho nhân dân. Vì thế thời gian qua, Đảng và chính phủ cũng đã cố gắng tận dụng nhiều nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, để làm khâu đột phá để thu hút đầu tư phát triển.
"Những năm gần đây, Đồng bằng sông Cửu Long những cũng được đầu tư hạ tầng giao thông khá cơ bản, tuy vẫn chưa đạt theo mong muốn. Cụ thể là một số dự án đường bộ được đầu tư mới và mở rộng từ TP HCM về miền Tây và Kiên Giang, nhất là vừa khởi công xây dựng mới tuyến huyết mạch của tỉnh Kiên Giang là QL 80 đoạn Rạch Giá - Lộ Tẻ (dành riêng cho ôtô) và nối với cầu Vàm Cống sẽ hoàn thành cuối năm 2017. Đây là tín hiệu tốt của Kiên Giang sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước đây đến đây sản xuất kinh doanh và tạo thêm hàng trăm ngàn việc làm cho người dân địa phương trong những năm tới", Thủ tướng chia sẻ.