Ông Jerry Lim, CEO Grab Việt Nam phát biểu tại hội nghị. |
Theo ông Jerry Lim, CEO Grab Việt Nam, nền kinh tế tư nhân nên hợp tác với chính phủ để khơi thông nguồn vốn, thu hút tinh thần khởi nghiệp, nâng cao nhận thức, đảm bảo nhiệt huyết. "Grab cũng chỉ là một công ty và chúng tôi cũng mong chờ điều đó", CEO Grab Việt Nam nhấn mạnh.
Ông Jerry Lim cũng chia sẻ: Chúng tôi bắt đầu là một công ty 10 người, từ Malaysia và mở rộng sang 9 quốc gia khác. Grab mong muốn hợp tác với đối tác, chính phủ để đưa ra chính sách phù hợp, tận dụng kiến thức để phát triển. Hiện nay, chúng tôi đã hợp tác với chính phủ để cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư vào cơ sở để mang lại giá trị cho người dân Việt Nam .
"Chúng tôi hợp tác với các cơ quan khởi nghiệp sáng tạo, thu hút nguồn lực nhưng chính phủ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề định hướng. Grab bắt đầu là một công ty vận tải nhưng đã mở rộng sang giao đồ ăn, logictic... Chúng tôi muốn hợp tác với các công ty trong nước để tạo thành hệ sinh thái. Chẳng hạn trong nông nghiệp, chúng tôi nghiên cứu để đưa nông sản đến thị trường, phát triển chuỗi cung ứng dựa trên công nghệ. Đưa rau cỏ từ nông trại đến bàn ăn một cách nhanh chóng, dễ dàng, nhanh hơn, rẻ hơn, rút ngắn chuỗi cung ứng", CEO Grab nói.
Để hiện thực, sẽ còn nhiều khó khăn thách thức. Grab đã thành công ty tỷ USD nhưng vẫn là công ty công nghệ, với nhiều khó khăn. Thách thức đầu tien là phản ứng từ các công ty truyền thông. Thực tế cuộc cách mạng hơi nước đã bị phản ứng về việc máy móc thay thế con người. Trong cuộc cách mạng 4.0 cũng vậy, các công ty truyền thống nghĩ rằng công nghệ chiếm mất thị phần, làm họ mất doanh thu lợi nhuận.
“Tại sao ta không hợp tác với nhau? Liệu có chính sách để tạo ra sân chơi bình đằng, chính phủ đóng vai trò điều tiết? Qua đó, giảm được gánh nặng hành chính, nâng cao hiệu quả, giảm giá thành”, ông Jerry Lim đặt câu hỏi.
Khuyến khích sự phát triển của các công ty công nghệ thông qua mô hình thí điểm, từ đó kiểm chứng được tác động của nó tới xã hội, rút kinh nghiệm để điều tiết thị trường. Ngay cả khi có lợi ích rõ ràng, vẫn cần có thời gian để chính phủ kiểm chứng, hoạch định chính sách. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các công ty và cơ quan chính phủ. Bên cạnh đó, chúng ta cần chọn lọc thông tin hữu ích, xác định đâu là yếu tố thành công.
Cùng kiến nghị các chính sách để phát triển khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, ông Csaba Bundik, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu tại Việt Nam - người kinh nghiệm từng làm việc cho một quỹ lớn 3 tỷ USD, hàng năm có chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp công nghệ cho rằng:
Đầu tiên là về giáo dục cho khởi nghiệp, kinh doanh cũng như làm sao giáo dục cho các ngân hàng để hiểu về khởi nghiệp, từ đó đầu tư cho khởi nghiệp. Ví dụ, ban đầu hầu hết các nhà đầu tư thiên thần không hiểu về khởi nghiệp, nên cần tập trung cho giáo dục, làm thế nào để tập hợp kiến thức từ giai đoạn đầu đến giai đoạn IPO.
Thứ hai, Việt Nam có thể học hỏi từ nhiều quốc gia. Ví dụ, chính phủ Malaysia đã ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư thiên thần. Nếu đầu tư vào một start up, hai năm sau sẽ được giảm thuế thu nhập. Ngoài ưu đãi thuế, nếu các nhà đầu tư thiên thần thua lỗ, chính phủ có thể bồi hoàn một phần để yên tâm hơn khi đầu tư, gánh đỡ những rủi ro ban đầu, từ đó quy trình sẽ nhanh hơn, cân bằng hơn giữa khu vực công và tư.
Ngoài ra, cũng cần đưa chương trình giáo dục khởi nghiệp vào trường học. Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ cần được thúc đẩy trong các start up ở Việt Nam, giúp cạnh tranh tốt hơn ở cấp độ đa quốc gia.