TIN LIÊN QUAN | |
Sản xuất thép: Lo gần chưa qua, lo xa đã tới | |
Cần làm gì để xuất khẩu sang Nga thành công? | |
'Liên minh Hải quan sẽ đẩy mạnh đàm phán FTA với Việt Nam' |
Nếu vậy, ngành thép Việt Nam sẽ bị cạnh tranh với ngành thép hàng đầu thế giới là Nga, lớn hơn nhiều so với Trung Quốc, đã từng làm thép Việt Nam lao đao. Do đó, Hiệp hội Thép Việt Nam mong muốn khi đàm phán với đối tác, Việt Nam nên đưa thép vào mặt hàng được bảo hộ, có lộ trình. Hãy đặt đề xuất này trong cái chung.
Hiệp hội Thép Việt Nam vừa kiến nghị phương án đàm phán FTA với Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhtan |
Để khôi phục nhanh 3 thị trường truyền thống trọng điểm thuộc Liên Xô trước đây và theo lộ trình ký FTA với các đối tác lớn, dự kiến từ ngày 15/9 đến 19/9/2014, Việt Nam sẽ thực hiện Vòng đàm phán thứ 7 với Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhtan. Dự kiến, việc đàm phán sẽ kết thúc trong năm nay.
Với hiệp định trên, các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể bán được nhiều hàng vào 3 nước thuộc Liên minh, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia.
Riêng với thị trường Nga, hàng năm, phải chi tới hàng trăm tỷ USD để nhập khẩu nông sản thực phẩm... Đây là những sản phẩm Việt Nam có thế mạnh, trong đó có nhiều mặt hàng Nga đã từng nhập từ nhiều thập kỷ qua, với chất lượng, mẫu mã ngày càng được cải thiện. Không những thế, việc mới đây, Nga cấm nhập khẩu nông sản từ các nước phương Tây, càng mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong xuất khẩu mặt hàng này.
Đối với toàn bộ Liên minh, khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 80% hàng hóa Việt Nam vào đây sẽ được miễn thuế. Trong đó, sản phẩm từ sắn, mủ cao su, gạo, rau hoa quả tươi nếu vào được Liên minh với khối lượng lớn sẽ góp phần giảm phụ thuộc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Ngược lại, Việt Nam sẽ nhập khẩu được nhiều thiết bị vật tư kỹ thuật tiên tiến từ Liên minh, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bớt áp lực trông chờ nhập khẩu, từ đó giảm nhập siêu cũng từ thị trường láng giềng khổng lồ đó.
Cũng dễ chia sẻ với đề xuất của Hiệp hội Thép, vì hiện nay, sản xuất thép nội địa đã vượt cầu, nên với tình thế mới, sẽ càng gay cấn. Nhưng không ai có thể bắt bẻ được quy luật thị trường. Với đề xuất đó, chắc chắn đoàn đàm phán Việt Nam khi thương lượng sẽ lưu ý, nhưng phải cân nhắc tới lợi ích toàn cục.
Thương mại tự do là xu thế hợp thời thế cùng lòng người, mang đến cơ hội, nhưng cũng đặt ra thách thức cho cả nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi lần đối mặt với thách thức là chúng ta lại gồng mình biến thành cơ hội để vươn tới tầm cao mới.
Duy Nghĩa