Tỉnh Quảng Ngãi đang giao Công ty đầu tư và phát triển Đoàn Ánh Dương triển khai lập và hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận công viên đá toàn cầu Lý Sơn. Nếu được công nhận, đây sẽ là công viên đá toàn cầu thứ 2 của Việt Nam (sau công viên đá Hà Giang).
Theo ông Đoàn Sung, giám đốc Công ty Đầu tư và phát triển Đoàn Ánh Dương, để xây dựng hồ sơ, trong những năm qua, Công ty CPĐT PT Đoàn Ánh Dương đã mời nhiều chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực như: địa chất, địa mạo, văn hóa- lịch sử, môi trường, cảnh quan, du lịch, kiến trúc quy hoạch...điều tra, khảo sát nghiên cứu tiềm năng xây dựng Công viên địa chất toàn cầu ở khu vực Lý Sơn, Bình Châu và vùng phụ cận.
Kết quả nghiên cứu bước đầu đã cho thấy: Khu vực Lý Sơn, Bình Châu và vùng phụ cận di sản địa chất ở đây được hình thành do hoạt động phun trào núi lửa nhiều giai đoạn kế tiếp nhau từ 11 triệu đến trên dưới 3000 năm cách ngày nay.
Di sản địa chất, địa mạo ở đây thể hiện một cách đa dạng và tiêu biểu cho các hoạt động núi lửa trẻ ven biển Việt Nam và có thể cả cho hoạt động núi lửa trẻ trên thềm lục địa vùng Biển Đông Nam Á. Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực chứa đựng nhiều loại hình di sản khác như di sản văn hóa, di sản định cư...
Bên cạnh đó, Cũng như các vùng núi lửa tuổi Neogen – Đệ Tứ trên lãnh thổ Việt Nam, cụm đảo núi lửa Lý Sơn và vùng Bình Châu được hình thành qua nhiều giai đoạn phun trào tiếp sau quá trình tách giãn, hình thành Biển Đông cách đây khoảng 17 triệu năm.
Theo Giáo sư Nakada (Nhật Bản) - Phó Chủ tịch Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu: Các tiêu chí về di sản địa chất ở huyện đảo Lý Sơn và Bình Châu rất đa dạng về loại hình, đặc biệt hiếm có. Những di sản đó, những môi trường, cảnh quan, hệ sinh thái đó là nguồn tài nguyên vô tận của ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi, đây là điểm mạnh khác biệt so với các khu di sản khác trên đất nước Việt Nam và của thế giới. Đó cũng chính là đối tượng chính để tiếp cận, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ phát triển kinh tế khu vực một cách mạnh mẽ và bền vững.
Một số phong cảnh, hoạt động của các nhà khoa học tại các khu vực được khoanh vùng khảo sát công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn mà Baodautu.vn ghi lại và gửi đến độc giả.
|
Thắng cảnh Hang Câu (Lý Sơn) trong khoanh vùng dự kiến công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn |
|
Bãi tắm Tiên Sa, đảo Bé (Lý Sơn) |
|
Bãi biển phía Tây cầu cảng đảo Bé |
|
Hồ Bán Nguyệt trên đảo Bé |
|
Ruộng bậc thang trồng hành, tỏi trên đảo Bé |
|
Hòn Đụn, đảo Bé |
|
Bãi biển Ba Làng An (phía đất liền) trong khu vực khoanh vùng khảo sát đề xuất công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn |
|
Chùa hang, Lý Sơn, nằm dưới chân ngọn núi lửa phun trào hàng triệu năm trước |
|
Cổng tò vò độc đáo trên đảo Lý Sơn |
|
Họng núi lửa Hòn Đụn, đảo Bé |
|
Các chuyên gia địa chất nước ngoài và Việt Nam cùng tham gia khảo sát công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn |
|
Phòng phát triển du lịch công viên địa chất toàn cầu đã được tỉnh Quảng Ngãi thành lập để giới thiệu về dự án. |