- Quảng Nam yêu cầu tăng cường thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm khai thác khoáng sản
- Quảng Ngãi: Sẽ đình chỉ hoạt động các mỏ khoáng sản không lắp đặt trạm cân, camera
- Vụ “Đất sống của khoáng sản lậu và chiêu bài lách luật”: Quảng Nam điều tra dấu hiệu phạm tội
- Phú Yên công nhận kết quả đấu giá 13 mỏ khoáng sản
10 doanh nghiệp ở Lâm Đồng vừa có đơn đề nghị Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh, UBND tỉnh xem xét, chấp thuận cho họ được tạm thời đăng ký thu hồi khối lượng khoáng sản từ hoạt động nạo vét lòng hồ thủy lợi, thủy điện theo Giấy phép được UBND tỉnh cấp cho đến khi có quy định cụ thể về việc đấu giá tài sản đối với khối lượng khoáng sản thu hồi từ hoạt động nạo vét cục bộ, phòng chống bồi lắng trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện.
Cùng với đề nghị trên, các doanh nghiệp cam kết sau khi được các cấp có thẩm quyền cho phép được tạm thời đăng ký thu hồi khối lượng khoáng sản từ hoạt động nạo vét theo Giấy phép được cấp, họ sẽ nghiêm túc chấp hành việc thực hiện nghĩa vụ tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật đối với toàn bộ khối lượng khoáng sản được tạm thời đăng ký thu hồi.
Đồng thời, sau khi có quy định cụ thể về việc đấu giá tài sản đối với khối lượng khoáng sản thu hồi từ hoạt động nạo vét, doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành việc đấu giá khối lượng còn lại theo quy định.
Trong đơn kiến nghị, các doanh nghiệp cho rằng, hoạt động nạo vét cục bộ, kết hợp thu hồi cát, sạn, sỏi và bùn đất trong phạm vi bảo vệ an toàn đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi không thuộc vùng nước đường thủy nội địa của tỉnh Lâm Đồng nên không thuộc đối tượng đấu giá theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 31, Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ, Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam hướng dẫn đăng ký thu hồi khoáng sản đối với dự án nạo vét lòng hồ thủy điện, thủy lợi tại văn bản số 3315/ĐCKS-CSPC là chưa phù hợp.
Văn bản này có nội dung các dự án nạo vét lòng hồ thủy điện, thủy lợi mà trong quá trình nạo vét có thể thu hồi được cát, sỏi đủ tiêu chuẩn làm vật liệu xây dựng thông thường thì UBND tỉnh xem xét, xác định khối lượng, giá trị sản phẩm thu hồi được để tổ chức đấu giá theo thẩm quyền quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 31, Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ.
Các doanh nghiệp cho rằng, mặc dù UBND tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt trong việc đấu giá khối lượng khoáng sản thu hồi từ các dự án nạo vét lòng hồ thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh, nhưng đến nay các địa phương chậm triển khai thực hiện do còn một số khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể là việc tính toán, xác định khối lượng khoáng sản tận thu từ hoạt động nạo vét để tổ chức đấu giá mới thực hiện bằng phương pháp thủ công nên chưa đảm bảo tính chính xác; việc xác định giá khởi điểm để tổ chức đấu giá chưa có quy định cụ thể, mới chỉ thực hiện thông qua việc khảo sát, tham khảo sát của một số doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn; chưa có quy định pháp lý cụ thể để xác định chi phí nạo vét và hoàn trả chi phí nạo vét này cho doanh nghiệp.