- Lâm Đồng: “Trốn” bồi thường tài nguyên rừng, hàng chục doanh nghiệp bị điều tra
- Thoái vốn nhà nước tại 2 công ty công ích đô thị ở Lâm Đồng: Càng đấu giá công khai càng… bế tắc
- Công ty Thành Thành Công Lâm Đồng đề xuất sáp nhập 3 dự án du lịch tại Đà Lạt
- Lâm Đồng: Thanh tra Chính phủ yêu cầu thu hồi 2 dự án vi phạm về đất đai
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng, tính đến ngày 4/8/2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 trên địa bàn tỉnh đạt 39,6% kế hoạch, chưa đạt so với yêu cầu đề ra của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh.
Để đảm bảo thực hiện mục tiêu giải ngân hết 100% kế hoạch vốn được giao, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng để đảm bảo giải ngân hết số vốn được giao đúng thời gian quy định.
“Các cơ quan, đơn vị tiếp tục xây dựng bảng tiến độ thực hiện và giải ngân cụ thể của từng dự án theo tháng, quý để làm cơ sở triển khai theo kế hoạch, đảm bảo giải ngân hết kế hoạch vốn trong năm 2021. Bảng tiến độ thực hiện và giải ngân gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, đôn đốc”, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong quá trình lập, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị tư vấn xác định đúng phạm vi thực hiện dự án, diện tích đất đai, cây trồng, số lượng vật kiến trúc… phải thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của người dân để giảm tỷ lệ vốn bố trí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; tích cực, chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc, sớm bàn giao mặt bằng để tổ chức thi công dự án; ưu tiên sử dụng nguồn vốn được bố trí để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, sau khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng mới tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp các hạng mục công trình.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị đôn đốc các đơn vị tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, các nhà thầu thi công xây dựng bám sát bảng tiến độ thực hiện của từng dự án, khẩn trương lập kế hoạch thực hiện; có giải pháp tập trung tối đa nhân, vật lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ.
Trước ngày 30/9/2021, đề nghị các đơn vị rà soát, lập danh mục các dự án chuyển tiếp có tỷ lệ giải ngân dưới 60%, các dự án khởi công mới có tỷ lệ giải ngân dưới 30% kế hoạch vốn bố trí, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Đối với các dự án chậm tiến độ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ đề xuất UBND tỉnh xem xét không bố trí kế hoạch vốn năm 2022 cho dự án.