Thời sự
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên kiến nghị di chuyển trạm BOT số 1 trên Quốc lộ 5
Anh Minh - 11/09/2017 18:39
Cùng với giảm giá dịch vụ cho người dân địa phương, UBND tỉnh Hưng Yên muốn di chuyển Trạm thu phí số 1 tại Km 18+100 trên Quốc lộ 5 về vị trí tiếp giáp giữa tỉnh Hưng Yên và TP.Hà Nội hoặc giữa tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương.
Từ ngày 4/9/2017 đến nay tại Trạm thu phí số 1 (Kml 8+100 trên Quốc lộ 5 thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên) liên tục xảy ra tình trạng nhiều lái xe sử dụng tiền lẻ (loại 200 đồng, 500 đồng) mua vé qua trạm thu phí làm ùn tắc giao thông trong nhiều giờ tại khu vực quanh Trạm thu phí.

Di chuyển và giảm phí

UBND tỉnh Hưng Yên vừa có văn bản hỏa tốc gửi liên bộ Giao thông - Vận tải và Tài chính đề xuất một loạt giải pháp nhằm hạ nhiệt “điểm nóng” gây ùn tắc giao thông tại Trạm thu phí số 1 tại Km 18+100, Quốc lộ 5 thuộc địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh này đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải phối hợp vói các cơ quan thông tin đại chúng, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tăng cường tuyền truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc thu phí tại Trạm thu phí số 1 tại Km l8+100 trên Quốc lộ 5, trong đó nhấn mạnh, số tiền thu được là để hoàn vốn theo phương án tài chính của Dự án BOT đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Lãnh đạo tỉnh cũng đề nghị liên bộ sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư số 153/2015/TT-BTC ngày 2/10/2015 của Bộ Tài chính theo hướng giảm mức thu phí sử dụng đường bộ đối với tất cả các phương tiện chịu phí sử dụng đường bộ khi qua Trạm thu phí số 01 tại Kml8+100 trên Quốc lộ 5.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hưng Yên muốn nhà đầu tư – Tổng công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) miễn thu phí cho các phương tiện chịu phí sử dụng đường bộ của nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nằm trong bán kính 5 km xung quanh Trạm thu phí gồm: Trưng Trắc, Lạc Hồng, Đình Dù, thị trấn Như Quỳnh (huyện Văn Lâm); thị trấn Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào); xã Giai Phạm, Nghĩa Hiệp (huyện Yên Mỹ) để tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại, sinh hoạt và sản xuất.

Đặc biệt, văn bản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Thế Cứ ký còn đề nghị các cơ quan chức năng xem xét di chuyển Trạm thu phí số 1 tại Km 18 +100 trên Quốc lộ 5 thuộc địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên về vị trí tiếp giáp giữa tỉnh Hưng Yên và thành phố Hà Nội hoặc giữa tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương để hạn chế các phương tiện đi vào các tuyến đường của tỉnh nhằm trốn vé qua Trạm thu phí gây thất thoát ngân sách Nhà nước; đồng thời đảm bảo ổn định cuộc sống, sinh hoạt của nhân dân quanh vùng và đảm bảo an toàn giao thông.

Được biết, trong thời gian vừa qua, do mức thu phí tại Trạm thu phí số 1 (Kml8+100 trên Quốc lộ 5 thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên) do VIDIFI quản lý, thu phí để hoàn vốn cho Dự án đầu tư đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và bảo trì Quốc lộ 5 tăng cao hơn so với mức cũ đã tác động đến chi phí vận tải, đi lại và sinh hoạt của nhân dân nên nhiều phương tiện vận tải đã tránh Trạm thu phí đi vào đường tỉnh, đường huyện của tỉnh làm thất thu ngân sách Nhà nước, đồng thời làm tăng đột biến về mật độ phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện làm hư hỏng nghiêm trọng các tuyến đường, gây mât trật tự, an toàn giao thông, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

Từ ngày 4/9/2017 đến nay tại Trạm thu phí số 1 (Kml 8+100 trên Quốc lộ 5 thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên) liên tục xảy ra tình trạng nhiều lái xe sử dụng tiền lẻ (loại 200 đồng, 500 đồng) mua vé qua trạm thu phí; điều khiển phương tiện, tuyên truyên, kích động các lái xe khác, người dân địa phương xung quanh kéo ra phản đối, tụ tập đông người gây cản trở làm ùn tắc giao thông trong nhiều giờ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, an toàn giao thông tại khu vực quanh Trạm thu phí.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và VIDIFI tăng cường tố chức tuyên truyền, vận động và hướng dẫn cho lái xe đế giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, điều tiết các phương tiện đi qua Trạm thu phí ổnn định an ninh trật tự, an toàn giao thông.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Công an tỉnh Hưng Yên, trong thòi gian tới có thể vẫn tiếp diễn tình trạng lái xe sử dụng tiền lẻ đế mua vé qua Trạm thu phí và tố chức các hoạt động gây mất trật tự công cộng và ùn tắc giao thông.

VIDIFI khẳng định thu đúng

Được biết, tại Quyết định 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được giao chủ trì đầu tư xây dựng Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (Dự án) theo hình thức BOT không vì mục tiêu lợi nhuận.

Theo đó, VIDIFI được giao làm chủ đầu tư Dự án và được giao quyền thu phí Quốc lộ 5 từ năm 2009 cho đến hết thời gian BOT. Việc giao VIDIFI quyền quản lý thu phí 2 trạm Quốc lộ 5 thực chất là một khoản vốn góp của Nhà nước vào Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, thực hiện theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) quy định tại Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11/5/2007 (nay là Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức hợp tác công tư).

Ngoài ra, tại Quyết định 746/QĐ-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước còn hỗ trợ trực tiếp vào Dự án khoảng 29% tổng mức đầu tư, trong đó hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng trên 4000 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng bao gồm hình thức nhà nước đầu tư trực tiếp (thu phí Quốc lộ 5, chi phí giải phóng mặt bằng…) và hình thức BOT (thu phí cao tốc, quảng cáo, dịch vụ trên cao tốc…). Việc dư luận cho rằng “BOT một đường nhưng thu phí một đường khác” là phiến diện, chưa chính xác và dễ gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Tuy nhiên, thực tế nguồn thu phí Quốc lộ 5 từ năm 2009 đến nay chủ yếu để thực hiện quản lý, duy tu và sửa chữa cho chính Quốc lộ 5, chưa hỗ trợ được cho Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo quy định. Quốc lộ 5 đã được đại tu, mở rộng nâng cấp từ năm 1998 (gần 20 năm). Hiện tại phần lớn các công trình (mặt đường, các công trình phụ trợ…) đã xuống cấp nặng nề và đều đã quá thời hạn đại tu.

Theo dự kiến cần phải đầu tư từ 2.500 – 3.000 tỷ đồng thì mới sửa chữa căn bản những hư hỏng để đảm bảo khả năng khai thác và nâng cao tuổi thọ Quốc lộ 5. Với mức thu phí như hiện nay thì doanh thu thu phí Quốc lộ 5 cơ bản đáp ứng được việc sửa chữa Quốc lộ 5 trong thời gian tới, chưa hỗ trợ cho Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo như dự kiến ban đầu.

Hiện nay, VIDIFI đã hoàn thành việc lập dự án đầu tư và đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét phê duyệt để sớm thi công sửa chữa Quốc lộ 5 vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018. Bên cạnh đó, VIDIFI đã tiến hành sửa chữa đột xuất những vị trí hư hỏng nặng để đảm bảo an toàn giao thông  cho phương tiện lưu thông trên tuyến đường này.

Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là Dự án giao thông trọng điểm quốc gia, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng toàn tuyến vào ngày 5/12/2015, đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu, đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán quyết toán các gói thầu.

Theo Kiểm toán Nhà nước, thời gian thu phí (cả đường cao tốc và Quốc lộ 5) là 28 năm 8 tháng 27 ngày, sau đó sẽ bàn giao cả 2 đường cho Nhà nước. Đến nay, tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được dư luận đánh giá tốt và thực sự góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Việc thu phí trên Quốc lộ 5 và Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã được VIDIFI quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

Tin liên quan
Tin khác