. |
Dân gian vẫn truyền tụng nhau câu ca:
Đi qua Kinh Bắc bến hồ.
Về hội đình Thượng lễ chùa Đại Bi.
Đi hội Ném Thượng cùng đi.
Hội thi xôi nếp chém thi lợn thờ.
Tục truyền rằng: Có một vị tướng cuối đời Lý tên là Lý Đoàn Thượng, khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, người dân đã mở hội chém lợn hàng năm để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này.
Theo tín ngưỡng dân gian của vùng quê Kinh Bắc, máu lợn trong lễ tế Thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn đầy, mùa màng bội thu...
Hai con lợn được rước đi vòng quanh làng với trống, kèn, cờ, táng lọng cùng các đội múa sênh tiền, đội tế lễ, đội dâng hương bồi bái viên... Dân làng bày mâm cúng, góp tiền công đức khi đoàn rước lễ đi qua. Khi lễ rước trỏ lại sân đình, hai nam thủ đao được dân làng chọn từ những gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề, nuôi lợn mát tay, khỏe mạnh và phải đúng 50 tuổi - chém lợn tế Thánh.
Người dân mang tiền, dây cột gia súc, nông cụ... ra thấm máu lợn cầu cho may mắn, hạnh phúc, khỏe mạnh sẽ đến.
Thịt lợn tế Thánh được chia cho mọi người với mong muốn cả làng được phát tài, phát lộc.