Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc tại thành phố New York, Hoa Kỳ |
Đây là văn bản đầu tiên của cơ quan quốc tế này về đại dịch kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát hồi cuối năm ngoái.
Dự thảo nghị quyết trên do Thụy Sĩ, Indonesia, Singapore, Na Uy, Liechtenstein và Ghana đệ trình đã nhận được sự phê chuẩn của 188 trong tổng số 193 nước thành viên.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh tới "sự cần thiết tôn trọng nhân quyền" và "không để xảy ra bất kỳ hình thức phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc và bài ngoại trong các ứng phó với dịch bệnh".
Nghị quyết đề cao vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong chăm sóc sức khỏe và khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Nghị quyết được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua không mang tính ràng buộc như các nghị quyết được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua, song mang giá trị chính trị mạnh mẽ.
Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, đại dịch COVID-19 là cuộc khủng hoảng mang tính thách thức nhất mà thế giới đang phải đương đầu kể từ Chiến tranh thế giới II.
Tuần trước, ông Antonio Guterres đã cảnh báo rằng nếu các nước không đoàn kết chống đại dịch COVID-19 thì hàng triệu người có nguy cơ thiệt mạng.