Chuyển đổi số - Kinh tế số
Logistics quyết định lợi thế trong cuộc đua của các sàn thương mại điện tử
Như Loan - 02/09/2021 10:00
Ngoài chiến lược ưu đãi khuyến mãi “khủng”, logistics đang trở thành điểm mấu chốt chiến lược trong cuộc đua giữa các nền tảng thương mại điện tử.

Tiên phong tối ưu khâu logistics

Lazada vừa công bố thay đổi nhận diện thương hiệu cho mảng dịch vụ giao nhận là Lazada Logistics.

Trước đó, Lazada chia thành 2 nhánh, gồm Lazada eLogistics (LEL) - quản lý khâu xử lý đơn hàng, phối hợp với các đơn vị đối tác giao vận; Lazada Express (LEX) - xử lý việc giao bưu kiện, hàng hóa cho khách hàng.

Động thái này cho thấy, Lazada đang tiên phong tối ưu khâu logistics để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh siết chặt giãn cách ở những vùng có dịch bệnh.

Lần thay đổi nhận diện thương hiệu này Lazada có dịch vụ giao vận đa kênh (MCL). MCL cung cấp giải pháp xử lý đơn hàng toàn diện, giúp các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và thương hiệu hoàn thiện khâu giao vận trên tất cả kênh thương mại điện tử một cách thông suốt.

Lazada Logistics có thế mạnh về hệ thống vận hành tự quản lý, giúp tiết kiệm chi phí thuê ngoài và tối ưu lợi ích cho nhà bán hàng, người tiêu dùng.

Điều này có nghĩa dù cho người tiêu dùng đặt mua hàng trên Lazada hay bất cứ nền tảng mua sắm nào, Lazada Logistics sẽ tiếp nhận và giao đơn hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng.

Về phía nhà bán, giải pháp MCL giúp thương hiệu và người bán hàng có thêm sự chủ động trong việc kiểm soát lượng hàng tồn kho, tháo gỡ các vấn đề hậu cần như chi phí vận hành cao hay quản lý, duy trì cơ sở hạ tầng kho hàng và đội xe giao hàng.

Ngoài ra, giải pháp này còn giúp người bán hạn chế nhiều khó khăn nếu muốn mở rộng mạng lưới hoạt động khi chưa đủ tiềm lực kinh tế.

Người tiêu dùng dễ dàng đặt mua và nhận hàng hóa tại bất kỳ nền tảng thương mại điện tử nào với giải pháp MCL

Quyết định triển khai giải pháp MCL trước thềm lễ hội mua sắm 9.9 – Siêu Sale chính hãng cho thấy Lazada đã và đang chuẩn bị kỹ từ nguồn lực, hệ thống dữ liệu cho đến công nghệ để khai thác hết tiềm năng, đáp ứng nhu cầu giao vận cho các khách hàng ngay khi các chỉ thị về giãn cách xã hội được nới lỏng.

Chiến lược xây dựng nền móng cơ sở hạ tầng logistics vững chắc ngay từ những ngày đầu tiên gia nhập thị trường Việt Nam đang phát huy tác dụng, giúp sàn thương mại điện tử này kịp thời đưa ra nhiều sáng kiến giúp người mua hàng yên tâm ở nhà chống dịch, đồng thời chung tay hướng tới mục tiêu chống đại dịch cùng cả nước.

Củng cố sức mạnh nội tại

Việc Lazada Logistics đổi mới lúc này là cột mốc quan trọng trong hành trình củng cố sức mạnh nội tại để đưa Lazada trở thành cái tên uy tín trên thị trường sàn thương mại điện tử.

Ông Vũ Đức Thịnh, Tổng giám đốc Lazada Logistics Việt Nam khẳng định, Lazada mong muốn cung cấp một giải pháp tổng thể đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng, thương hiệu và nhà bán hàng ở Đông Nam Á. Dù hoạt động vận chuyển và xử lý đơn hàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại khu vực phía Nam, và Hà Nội. Nhưng chúng tôi đang nỗ lực chuẩn bị kỹ lưỡng cho giai đoạn sau giãn cách”.

Sở hữu công ty logistics nội bộ với hệ thống giao vận tự quản lý, Lazada là một trong những tên tuổi điển hình đã đẩy mạnh số hóa hoạt động giao vận để mang đến trải nghiệm tốt cho nhà bán hàng và người tiêu dùng.

Việc kết hợp công nghệ và chủ động trong vận hành này giúp sàn tạo lệnh giao hàng điện tử, kiểm soát địa chỉ của khách hàng, tính toán các phương án giao nhận… một cách chính xác.

Tất cả công đoạn từ lúc khách hàng đặt mua sản phẩm đến khi giao hàng được quy về một mối, giúp khâu vận hành hiệu quả, tiết kiệm thời gian lẫn chi phí cho cả khách hàng và các nhà bán.

Ngoài ra, việc chủ động về kho bãi, lộ trình và có năng lực tự thực hiện hoạt động giao nhận cũng giúp các sàn giảm chi phí cho dịch vụ thuê ngoài.

Nhờ sở hữu công ty logistics, Lazada chủ động hơn, càng tăng sức mạnh nội tại trong thời điểm nhu cầu mua hàng tăng cao, kịp thời đáp ứng lượng đơn hàng lên đến hàng triệu đơn mỗi ngày.

Các sàn thương mại điện tử nhận lượng đơn hàng tăng cao trước 23/8 - thời điểm TP.HCM siết chặt công tác kiểm soát dịch Covid-19

So thời điểm TP.HCM bắt đầu giãn cách xã hội vào tháng 5, số lượng đơn hàng trên Lazada Mall trong tháng 7 tăng gần 40%. Đặc biệt, nhóm ngành hàng tiêu dùng (FMCG) tăng trưởng 63%. Bước sang tháng 8, số lượng đơn hàng của LazMall tăng 54%, riêng mảng FMCG tăng 78%.

Trong giai đoạn siết chặt giãn cách xã hội, Lazada là sàn thương mại điện tử nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người dùng bởi tỷ lệ giao hàng thành công, giao hàng đúng hoặc trước hạn cao.

Tin liên quan
Tin khác