Thông tin doanh nghiệp
Lời giải cho bài toán về vốn của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
Như Loan - 10/11/2021 17:33
Có vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế, song các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ luôn gặp rất nhiều rào cản, trong đó bài toán về vốn vẫn luôn nóng bỏng.

Muôn nẻo khó khăn

Theo báo cáo Chỉ số Nữ doanh nhân (MIWE) do Mastercard công bố đầu năm 2021 cho thấy, số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam ở mức 26,5%, xếp thứ 9 trên 58 nền kinh tế được nghiên cứu về số lượng phụ nữ trong vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp này thuộc phạm vi siêu nhỏ, 42% là vừa và nhỏ, và chỉ có 1% là doanh nghiệp lớn.

Cũng theo báo cáo này, tổng giải ngân cho những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chỉ đạt được 5% tổng khoản vay dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, 87% nữ chủ doanh nghiệp đối mặt với tác động tiêu cực, và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có nguy cơ đóng cửa cao hơn so với các doanh nghiệp do nam giới lãnh đạo (khoảng 7%).

Nữ doanh nhân thường gặp nhiều áp lực hơn nam giới

Chị N.M.T - Giám đốc một công ty du lịch tại TP. Hồ Chí Minh, tâm sự nếu năm 2019, quy mô của công ty gồm 3 nhà hàng và 1 khách sạn đã mang lại doanh thu lên tới 120 tỷ đồng/năm thì đến giữa năm nay tất cả trở về số 0 bởi dịch bệnh Covid-19 ập đến kéo theo giãn cách xã hội và thiếu vắng khách quốc tế - nguồn thu chủ yếu cho công ty.

“Chúng tôi buộc phải đóng cửa hai nhà hàng trên Sa Pa vì không chịu nổi chi phí. Tính nhẩm một tháng, mỗi nhà hàng phải “cõng” gần 1 tỷ tiền thuê nhà, lương nhân viên, chi phí vận hành khiến tôi luôn trong tình trạng căng thẳng. Để duy trì và trả lương cho nhân viên, tôi buộc phải thế chấp tài sản để vay vốn. Tuy nhiên lãi suất lúc đó tương đối cao và tài sản đảm bảo chưa đủ tiêu chuẩn để có được số tiền vay như ý. Vừa kinh doanh, vừa thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng nên tôi cảm thấy khá áp lực”, chị T thở dài.

Cấp tốc “giải vây” cho doanh nghiệp

Các chuyên gia tài chính nhận định, việc các SME do phụ nữ làm chủ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như một số doanh nghiệp vi mô thường hoạt động theo kiểu tự phát gia đình, thiếu các chuẩn mực về quản lý chuyên nghiệp nên vận hành không ổn định, thiếu tài sản đảm bảo hợp lệ…. Điều đó dẫn đến cản trở tốc độ phát triển của công ty khi muốn mở rộng quy mô và thị trường hoạt động.

Trước thực trạng đó, một số tổ chức tín dụng đã nhanh chóng chủ động tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp nữ làm chủ bằng những giải pháp thông minh như xây dựng các gói vay “đo ni đóng giày” dành riêng cho SME theo yêu cầu và đa dạng mục đích sử dụng.

Điển hình vừa qua, VPBank đã phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) triển khai chương trình cho vay ưu đãi vô cùng hấp dẫn nhằm giúp các SME do phụ nữ làm chủ phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh hậu đại dịch Covid-19.

Gói vay ưu đãi đặc biệt VPBank dành cho SME do phụ nữ lãnh đạo

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay mới (thế chấp hoặc tín chấp), VPBank sẽ cung cấp mức lãi suất giảm đến 2% một năm (giảm tối đa 230 triệu đồng/khách hàng). Với những khách hàng SME đang có khoản vay hiện hữu, VPBank tiếp tục áp dụng các hỗ trợ đang có như xem xét gia hạn, tái cơ cấu khoản vay,… từ đó doanh nghiệp sẽ giảm bớt áp lực tài chính.

Ngân hàng này cũng rút ngắn các quy trình thẩm định hồ sơ thủ tục theo tiêu chí nhanh gọn, đơn giản khi phê duyệt hạn mức tín dụng trong vòng 3 ngày làm việc. Đặc biệt doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm giải ngân online, với quy trình trực tuyến không cần đến quầy, tiền về trong ngày thay vì chờ đợi vài ngày như xưa.

Đáng lưu ý, VPBank còn dành tặng khách hàng nhiều đặc quyền khác như: Tặng tài khoản số đẹp tứ quý, miễn phí 01 năm sử dụng gói dịch vụ Internet Banking, tặng website bán hàng online tiêu chuẩn… để doanh nghiệp có thể kinh doanh trực tuyến nhanh chóng, phần nào khắc phục tác động do hạn chế giao thương trực tiếp.

Quay lại trăn trở của chị N.M.T, sau khi trao đổi với nhân viên VPBank về vướng mắc, chị đã nhanh chóng được Ngân hàng giãn nợ, hướng dẫn cụ thể các bước tái cơ cấu khoản vay để giải tỏa tâm lý, tập trung phục hồi sản xuất kinh doanh. Chị cũng được VPBank tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo, tư vấn 1-1 với những chuyên gia kinh tế cũng như giao lưu học hỏi kỹ năng, kiến thức cùng các nữ doanh nhân khác để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

“Nhờ ngân hàng thấu hiểu, trợ lực cả về tài chính và phi tài chính nên tôi đã nhẹ gánh hơn rất nhiều, thậm chí kết nối thêm đối tác qua các buổi hội thảo. Đặc biệt, tôi còn được tiếp cận thêm các sản phẩm và dịch vụ có lợi khác như thẻ tín dụng WE Card dành cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ với thời gian miễn lãi 55 ngày, vay mua ô tô lãi suất ưu đãi… qua đó tận dụng được nguồn vốn từ nhà băng”, chị T vui vẻ nói.

Đại diện VPBank cho biết, bài toán về vốn cho SME do phụ nữ làm chủ là vòng luẩn quẩn đã tồn tại nhiều năm. Để giải quyết “bài toán” này, nhất định cần có cơ chế tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng, linh hoạt hơn. VPBank hy vọng gói vay ưu đãi với ADB sẽ là nguồn động lực lớn cho các nữ doanh nhân, giúp họ xử lý các khó khăn về nguồn vốn, về đầu ra trong hoàn cảnh chịu nhiều tác động tiêu cực do dịch bệnh.

Không chỉ dừng lại ở việc tiếp sức tài chính, thời gian tới đây, VPBank sẽ phối hợp với tổ chức CARE Việt Nam tạo lập các sân chơi và các giá trị phi tài chính giúp doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ dễ dàng cải thiện năng lực, nâng tầm chuyên môn và mở rộng thị trường.

Tin liên quan
Tin khác