Trên cơ sở đó, chính sách CSR nền tảng của Tập đoàn MHI là xây dựng những mối quan hệ tin tưởng vững chắc với tất cả các cộng đồng địa phương nơi MHI thực hiện kinh doanh. Các hoạt động CSR của Tập đoàn này không chỉ giới hạn ở Nhật Bản, mà còn được mở rộng phạm vi phù hợp với sự tăng trưởng của doanh nghiệp và mục tiêu thúc đẩy toàn cầu hóa.
Với chính sách nhất quán này, gần đây tại Myanmar, một dự án đã được Tập đoàn MHI thực hiện, nhằm thiết lập nên những giá trị mới cho người dân nơi đây với những tác động đáng kể về nhận thức và hành động đã đạt được cho người dân địa phương.
Các hội thảo do Tập đoàn MHI tổ chức đã nêu bật tầm quan trọng của hệ thống xử lý chất thải |
Theo đó, trong khoảng thời gian từ tháng 9/2015 đến tháng 6/2016, tại Yangon (Myanmar), Tập đoàn MHI đã tổ chức liên tiếp 4 cuộc hội thảo trong khuôn khổ "Diễn đàn về Quản lý chất thải rắn đô thị tại Yangon" với sự hợp tác của nhiều tổ chức quốc tế, chính quyền, doanh nghiệp có liên quan.
Những thách thức về xử lý chất thải tại Myanmar Kinh nghiệm từ Tokyo
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Myanmar trong thời gian qua và tương lai sắp tới được dự báo sẽ kéo theo những thách thức nghiêm trọng về việc xử lý chất thải trong tương lai gần. Trong bối cảnh này, các cuộc hội thảo do Tập đoàn MHI tổ chức, nhằm truyền đạt hiểu biết về những thách thức liên quan đến việc xử lý chất thải cho các bên liên quan để xây dựng ngành công nghiệp xử lý chất thải tại Myanmar dựa trên những kinh nghiệm của Tokyo về xử lý chất thải đô thị được đúc rút qua khoảng thời gian dài là vô cùng quý báu.
Các cuộc hội thảo do Tập đoàn MHI tổ chức, đã nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng các "phần cứng" của hệ thống xử lý chất thải tại quốc gia đang phát triển này, chẳng hạn như lò đốt rác, cũng như sự cần thiết phải xây dựng các quy định pháp luật đồng bộ liên quan, việc thúc đẩy sự hợp tác giữa bộ máy quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực xử lý chất thải tại quốc gia này.
Thông qua các bài thuyết trình chuyên sâu, 8 chuyên gia thuộc Cơ quan Quản lý chất thải của Tokyo (CAT23) - đơn vị chịu trách nhiệm về dịch vụ xử lý chất thải tại 23 quận của Tokyo (Nhật Bản) đã giới thiệu và giải thích chi tiết về tình trạng ô nhiễm trước đây tại thành phố Tokyo, cũng như các phương án khôi phục. Trao đổi về cả tiến trình thực hiện sửa đổi pháp luật tại Nhật Bản, để giải quyết những thách thức trong xử lý chất thải thời kỳ đó. Các diễn giả cũng đã miêu tả lại quá trình thương lượng với người dân TP. Tokyo liên quan đến việc cần thiết phải xây dựng các cơ sở đốt rác, miêu tả các cuộc thảo luận giữa chính quyền và người dân, những thách thức trong quá trình thương lượng cũng như giải pháp đạt được thông qua việc trao đổi thường xuyên, liên tục với người dân. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chia sẻ với người nghe cả những khó khăn, rào cản mà TP. Tokyo đã gặp phải.
Các chuyên gia của CAT23 cũng giới thiệu các phương pháp lập kế hoạch và gây quỹ để xây dựng các cơ sở xử lý chất thải mà họ vận hành, giới thiệu các kinh nghiệm của Tokyo trong việc giải bài toán xử lý chất thải tại đô thị và cùng các diễn giả tham dự hội thảo thảo luận về chiến lược xử lý chất thải trong tương lai đối với thành phố Yangon.
Bên cạnh đó, các cuộc hội thảo cũng chỉ ra rằng, việc xử lý chất thải đô thị không chỉ là nhiệm vụ của Chính phủ Myanmar, sự tham gia tích cực của chính người dân là một yếu tố vô cùng quan trọng để đạt được mục tiêu chung.
Cam kết CSR từ Tập đoàn MHI
Như một đặc điểm quan trọng của CSR mà Tập đoàn MHI xây dựng, bên cạnh việc trao đổi, thảo luận về các "phần cứng" mang tính cốt lõi của hệ thống xử lý chất thải như nhà máy chuyển đổi chất thải thành năng lượng. Tập đoàn MHI cùng các chuyên gia hướng sự quan tâm của người tham dự thảo luận về các khía cạnh "mềm" của hệ thống xử lý chất thải khác như các vấn đề liên quan đến nhận thức chung của chính quyền, người dân và doanh nghiệp về xử lý chất thải, hệ thống phân loại và thu thập chất thải.
Số lượng người tham gia tăng dần trong quá trình diễn ra 4 cuộc hội thảo do Tập đoàn MHI tổ chức tại Myanmar với tổng cộng 734 người tham dự. Nhiều người tham gia hội thảo đặc biệt quan tâm đến các lò đốt chất thải rắn đô thị và nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục người dân về xử lý chất thải rắn tại đô thị.
Ông Shigehisa Kobayashi, Giám đốc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn MHI đã phát biểu tại một buổi hội thảo như sau: “Chúng tôi tổ chức các buổi hội thảo với hy vọng góp phần hỗ trợ Yangon và các thành phố lớn khác trong hoạt động quản lý chất thải, giúp xây dựng và gìn giữ môi trường đô thị sạch đẹp hơn. Tập đoàn MHI sẽ tiếp tục chung tay với các nỗ lực của người dân Myanmar để đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai".
Với khẩu hiệu của Tập đoàn MHI hiện nay là "Chuyển dịch Thế giới tiến lên phía trước", Tập đoàn này đang thực hiện những dự án mới để cùng với các đối tác của mình xây dựng và chia sẻ những giá trị tương lai, nhằm tiến tới một xã hội bền vững hơn. Dựa trên kinh nghiệm thành công đã có, Tập đoàn MHI sẽ tiếp tục mở rộng những hoạt động của mình trên các quốc gia khác trong khu vực và thế giới, để tạo thêm nhiều giá trị cho tương lai.