Ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Phenikaa và Vicostone (công ty thành viên của Phenikaa đứng thứ 4 thế giới về sản xuất và cung cấp đá thạch anh cao cấp tấm lớn) từng được biết đến là người giàu thứ 5 trên sàn chứng khoán Việt Nam, nhờ trực tiếp và gián tiếp sở hữu hơn 64 triệu cổ phiếu VCS.
Sau khi mua lại Đại học Thành Tây cùng với hệ thống trường liên cấp 1, 2, 3 với giá trị không tiết lộ, ông Năng trở thành Chủ tịch Đại học Thành Tây. Ông đã âm thầm tái cấu trúc và từng bước gây dựng lại ngôi trường này.
Hồi tháng 3/2018, tại Đại hội cổ đông bất thường lần thứ nhất năm 2018 đã thông qua việc tăng vốn tăng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng và điều chỉnh mức vốn điều lệ hiện hành từ 562.195.400.000 đồng về mức thực góp của các cổ đông là 73.654.400.000 đồng, mệnh giá cổ phần từ 1.000.000 đồng/cổ phần xuống mức 10.000 đồng/cổ phần; Phê chuẩn phương án điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Thành Tây…
Cú thâu tóm Vicostone kinh điển đã giúp ông Hồ Xuân Năng từ một cán bộ nghiên cứu nông nghiệp và thư ký Chủ tịch Vinaconex (trước là doanh nghiệp mẹ của VCS) trở thành đại gia sở hữu khối tài sản cả chục ngàn tỷ đồng trên sàn chứng khoán. |
Đồng thời, Đại học Thành Tây cũng là thành viên của Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ (IAE), cùng với Trường Cao đẳng Việt Mỹ, Học viện Thiết kế ADS, Trường Trung cấp Bách khoa Sài Gòn.
Hiện trường tập trung vào đào tạo các khối ngành chính như chăm sóc sức khỏe, khoa học kỹ thuật, kinh tế, công nghệ truyền thông. Các chương trình học mới của nhà trường được xây dựng trên ba nền tảng kiến thức, kỹ năng, thái độ. Giảng viên sẽ có 20 - 30% là các doanh nhân đến từ doanh nghiệp.
Không dừng lại ở đó, ông Năng xác định giờ là thời điểm chín muồi để tư nhân đầu tư vào đại học và nghiên cứu. Với tham vọng đưa Đại học Thành Tây thành đại học nghiên cứu, lọt vào top 30 các trường đại học châu Á trong vòng 30 năm nữa, ông Năng đã thành lập Viện Nghiên cứu và Công nghệ Phenikaa (PRATI – Phenikaa Research And Technology Institute) và Viện Nghiên cứu Tiên tiến Thành Tây (TIAS – Thanh Tay Institute for Advanced Study).
PRATI & TIAS sẽ tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu nền tảng, cấp thiết và có tính ứng dụng thực tiễn cao, bao gồm: Khoa học cơ bản, ứng dụng; Công nghệ vật liệu (polymer, nano, gốm); Công nghệ in 3D; Tự động hóa, cơ điện tử; Điện tử, điện tử hữu cơ; Trí tuệ nhân tạo; Công nghệ thông tin; Khoa học y, sinh, dược; Nông nghiệp.
Các giáo sư, nhà khoa học trong và ngoài nước thuộc Hội đồng tư vấn và điều hành của hai Viện Nghiên cứu PRATI và TIAS |
Trong đó TIAS lại trở thành một đơn vị hạt nhân cho sự phát triển của Trường đại học Thành Tây. Nơi đây sẽ thực hiện các nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng và phát triển các công nghệ nguồn.
TIAS thực hiện chức năng đào tạo của mình ở trình độ sau đại học. TIAS sẽ trở thành một trung tâm nghiên cứu chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản, có vị thế và tầm ảnh hưởng trong cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế với các công trình khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín hàng đầu. Các công nghệ ứng dụng trong thực tiễn đem lại hiệu quả kinh tế cao và có ảnh hưởng tích cực, các công nghệ gốc và sản phẩm công nghệ cao.
Viện TIAS cũng là nơi chọn lọc, nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ định hướng phát triển bền vững của Trường đại học Thành Tây, Phenikaa nói riêng và xã hội nói chung.
Còn viện PRATI sẽ do Phenikaa trực tiếp quản lý, nhằm nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, phát triển và chuyển giao công nghệ, và các dịch vụ khoa học và kỹ thuật khác.
Đồng thời sẽ hợp tác chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu về khoa học và công nghệ trong và ngoài nước trong việc tiến hành các nghiên cứu đổi mới phát triển, ứng dụng, chuyển giao và thương mại hóa các công nghệ thích hợp.
Có trên 50 nhà khoa học uy tín, giàu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, làm việc tại hai viện này. Tập đoàn kỳ vọng sẽ thu hút thêm các nhà khoa học trong nước và quốc tế sẽ đến làm việc, hợp tác nghiên cứu, nhằm tạo ra các ý tưởng khoa học, sáng tạo công nghệ, sản phẩm mới.
Mô hình hoạt động của Phenikaa tương tự như Đại học SKKU của Samsung, Đại học Ulsan của Huyndai, PRATI và TIAS đã ký kết hợp tác chiến lược với một số đối tác trong nước và quốc tế như: Đại học Việt Pháp, Tập đoàn Walker của Đức, Effucell Inc. của Hàn Quốc…