- Trái phiếu doanh nghiệp sẽ sôi động trở lại từ quý IV/2022
- Cảnh báo vỡ nợ chéo từ “quả bom” trái phiếu - Kỳ 1: Bom nợ âm ỉ từ những hợp đồng ma quái
- Cảnh báo vỡ nợ chéo từ “quả bom” trái phiếu - Kỳ 2: Ngăn quái xế, đừng chặn cả con đường
- Cảnh báo vỡ nợ chéo từ “quả bom” trái phiếu - Kỳ 3: Bóng dáng khủng hoảng nợ manh nha xuất hiện
- Cảnh báo vỡ nợ chéo từ “quả bom” trái phiếu - Kỳ 4: Lối nào tránh vết xe đổ?
- Cảnh báo vỡ nợ chéo từ “quả bom” trái phiếu - Kỳ 5: Cần chiến lược tổng thể
Con dại chẳng “cái” nào mang
Khát vốn đang là tình trạng chung của các doanh nghiệp hiện nay, nhất là khi room tín dụng ngân hàng gần như cạn kiệt.
TS. Võ Trí Thành, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, trong giai đoạn phục hồi, kênh huy động vốn quan trọng bên cạnh tín dụng, cổ phiếu IPO, một số hình thức đầu tư như FDI, quỹ, thì trái phiếu thực sự là kênh quan trọng với doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực bất động sản.
Nhìn nhận về các khiếm khuyết trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua, ông Trương Văn Phước, chuyên gia tài chính cho rằng, trong xã hội đã có phân công nhiệm vụ, khi dòng vốn ngắn hạn thì giao cho ngành ngân hàng, còn về vốn dài hạn thì phải dựa vào thị trường trái phiếu.
Bất cập của thị trường trái phiếu doanh nghiệp vừa qua, theo chuyên gia này là con dại cái mang, “con hư tại mẹ”. Tại Việt Nam, những gì vừa xảy ra trên thị trường vốn là một hồi chuông cảnh báo, bởi không có một thể chế chịu trách nhiệm cuối cùng.
“Tôi cho rằng, muốn phát triển một thị trường vốn lành mạnh, tiên tiến, cần có một định chế độc lập, cần một cơ quan có chức năng tổ chức, thanh tra, giám sát và chịu trách nhiệm cho sự vận động của thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng. Bên cạnh đó, cần phải có các định chế xếp hạng sức khỏe của doanh nghiệp, nhà đầu tư từ đó quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình", ông Phước nói.
Bóp trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, kích trái phiếu doanh nghiệp phát hành đại chúng
Trao đổi với Báo điện tử Đầu tư - baodautu.vn, TS. Lê Xuân Nghĩa cho hay, chiều qua (12/9), ông cùng một số chuyên gia đã có cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ. Theo thông tin được chia sẻ trong hội nghị, hiện Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã ở trên bàn Thủ tướng và có thể sẽ sớm ban hành.
Theo thông tin ông Nghĩa cung cấp, định hướng của Nghị định 153 là hạn chế tối đa trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, đẩy mạnh trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng.
Điểm bất cập nhất hiện nay của phát hành trái phiếu doanh nghiệp đại chúng là thời gian phê duyệ thồ sơ quá lâu (có khi lên tới 6 tháng) do nhân lực của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mỏng, thủ tục rườm rà. Vì vậy, theo chuyên gia này, cần phải có biện pháp xử lý kỹ thuật về hồ sơ và tăng nhân sự về lĩnh vưực này.
Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp vào khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, gần bằng khoảng 1/3 dư nợ trái phiếu ngân hàng và sẽ sớm đuổi kịp tín dụng ngân hàng trung, dài hạn với tốc độ tăng trưởng hiện nay.
Ông Nghĩa cho biết, đây là điều chúng ta kỳ vọng trong tương lai, trong khi hiện tại có quan điểm coi trái phiếu như trò chơi đánh bạc của các nhà phát hành, có trường hợp sai phạm, nhà đầu tư phải ráng chịu. Trái phiếu là thị trường vô cùng quan trọng nhưng đang không được phát triển với tâm thế xem nó là "máu" của nền kinh tế thị trường.
Cũng theo ông Nghĩa, bộ phận phát triển thị trường trái phiếu là bộ phận hẹp trong Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là điều rất đáng trách. Thị trường trái phiếu là một thị trường có độ rủi ro tương đối cao, vì thế cần có hệ thống giám sát vi phạm chuẩn để nhà đầu tư nhìn vào sức khỏe doanh nghiệp, nhà đầu tư theo đó chỉ biết nhìn vào, quyết định chọn theo khẩu vị rủi ro.
"Hiện tại, tôi cho rằng, chưa có đủ định chế thật sự để quẩn lý giám sát phát triển thị trường này. Vì vậy, cách làm như vậy có vấn đề, khi sai phạm hình sự hóa. Cứ mỗi lần như vậy thị trường bị rủi ro nhiều trong khi thị trường này là niềm tin", ông Nghĩa nói.
Cũng theo ông Nghĩa, niềm tin và trách nhiệm là 2 từ gắn với nhau. Trách nhiệm trước hết là của Chính phủ, lòng tin trước hết là của doanh nhân, doanh nghiệp. Do thể chế không vững chắc, giám sát không chặt chẽ, rủi ro, ứng xử với thị trường lên bờ xuống ruộng. Thị trường như vậy khó phát triển bền vững lâu dài, khó giữ niềm tin của dân chúng vững chắc.
"Chúng ta buộc phải làm lại. Hôm qua, tôi họp với Thủ tướng, Thủ tướng đề cập tử huyệt kinh tế vĩ mô nếu thị trường này đổ bể, vỡ nợ, với tổng đáo hạn cuối năm là 84.000 tỷ đồng, cả năm sau 140.000 tỷ đồng. Trách nhiệm lớn lao nhất là Chính phủ, niềm tin là doanh nghiệp, nhân dân, là trụ cột thị trường này. Chính phủ không nên nói không, chỉ trên nền tảng trách nhiệm của Chính phủ thì mới tạo lòng tin. Lòng tin quyết định phát triển thị trường", ông Nghĩa khẳng định lại.
Lý giải khiếm khuyết của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, mới tập đi mà đã đi quá nhanh thì hay bị ngã, đôi khi ngã rất đau. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng thấy vừa rồi xảy ra một số vụ việc, tuy nhiên, cách xử lý không gây ra sự xáo động quá lớn với thị trường. Lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành chỉ chậm lại trong tháng 4, tháng 5 và tới tháng 6 thì lượng phát hành đã tăng trở lại.
Điều quan trọng, theo ông Tú Anh là, khi chúng ta tham gia thị trường đều có niềm tin, luật chơi ở đây là nếu người ta làm sai thì phái trả giá, bất kỳ thị trường nào cũng đều phải xây dựng hệ thống niềm tin. Thông thường, chúng ta có 2 cách tiếp cận về niềm tin. Cách cổ điển là chúng ta xây dựng luật chặt chẽ, kiểm soát thật chặt để lọc bớt rủi ro. Cách làm như thế đúng là ít rủi ro, nhưng lại tiêu diệt thuộc tính đương nhiên của thị trường là có rủi ro.
Do đó, cần có cách tiếp cận mới là phải xây dựng niềm tin, xây dựng các công cụ xử lý rủi ro. Do mỗi nhà đầu tư có khẩu vị khác nhau về rủi ro, nên có những nhu cầu khác nhau, vì thế, cần có các công cụ khác nhau.