Thời sự
Nghiêm khắc với lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn
Phan Long - 31/05/2014 07:41
() Trước tình trạng lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng bỏ trốn ở lại làm việc bất hợp pháp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có Chỉ thị 12/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường xử phạt vi phạm, tuyên truyền, vận động để người đã bỏ trốn về nước. 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Nguy cơ Hàn Quốc dừng nhận lao động Việt Nam
Phạt 100 triệu đồng, lao động tại Hàn Quốc vẫn bỏ trốn
Lao động tại Hàn Quốc có thêm kênh chuyển tiền về nước
   
  Hàn Quốc hiện là một trong những thị trường trọng điểm tiếp nhận lao động Việt Nam  

Do số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình hợp tác giữa hai nước (gọi tắt là chương trình EPS) bỏ trốn ở lại Hàn Quốc làm việc bất hợp pháp lên tới hơn 50%, từ 8/2013 phía Hàn Quốc đã chấm dứt chương trình hợp tác này với Việt Nam.

Phía Hàn Quốc cho biết, họ chỉ nối lại chương trình EPS nếu Việt Nam giảm được tỷ lệ bỏ trốn Hàn Quốc xuống thấp.

Trước tình trạng đó, năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013, quy định mức phạt hành chính lên tới 100 triệu đồng với những lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài phá hợp đồng, bỏ trốn, ở lại làm việc bất hợp pháp.

Ngay sau đó, tỷ lệ lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn đã giảm xuống còn khoảng 38% vào tháng 10/2013. Tuy nhiên, có vẻ do việc xử phạt chưa thật sự nghiêm nên đến nay, tỷ lệ bỏ trốn của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã lại tăng vọt lên gần 50% khiến nguy cơ Hàn Quốc đóng cửa vĩnh viễn đối với lao động Việt Nam ngày càng hiện hữu.

Nhằm ngăn chặn nguy cơ này, Chỉ thị 12 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Ngoại giao chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc phối hợp với các cơ quan hữu quan của Hàn Quốc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động lao động Việt Nam tại Hàn Quốc không bỏ trốn, về nước đúng thời hạn.

Các địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động tới từng gia đình, cam kết việc người thân làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc xử lý vi phạm hành chính đối với người lao động vi phạm quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, tổ chức cưỡng chế thi hành nghiêm khắc quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành và thông tin rộng rãi trong dư luận.

Hàn Quốc hiện là một trong những thị trường trọng điểm tiếp nhận lao động Việt Nam với khoảng 10.000-15.000 lao động mỗi năm.

Đây cũng là thị trường hấp dẫn người lao động khi có điều kiện làm việc khá tốt, với mức lương khá cao, trung bình khoảng 1.000 đến hơn 1.000 USD/tháng.

Hiện nay, còn khoảng hơn 10.000 lao động Việt Nam đã hoàn thành kiểm tra tiếng Hàn Quốc, nhưng đứng trước nguy cơ mất cơ hội được lựa chọn sang Hàn Quốc làm việc nếu chương trình EPS bị dừng vĩnh viễn.

14 công ty không được đưa lao động sang Đài Loan

(Baodautu.vn) 14 công ty xuất khẩu lao động trong nước và 11 công ty môi giới của Đài Loan vừa bị Cục Quản lý Lao động ngoài nước tạm dừng hoạt động cung ứng, tuyển dụng và đào tạo lao động sang Đài Loan vì thu phí quá cao và nhiều vi phạm khác.

Tin liên quan
Tin khác