Petrovietnam vượt kế hoạch kinh doanh 5 tháng đầu năm
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho biết, kết quả sản xuất kinh doanh tháng 5 và năm tháng đầu năm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Tính chung 5 tháng đầu năm, khai thác khí toàn Tập đoàn ước đạt 3,42 tỷ m3, vượt 21,2% kế hoạch 5 tháng. |
Cụ thể, khai thác dầu thô tháng 5 đạt 0,92 triệu tấn, vượt 15,6% kế hoạch tháng, tăng 2,6% so với tháng 4. Tính chung năm tháng đầu năm, khai thác dầu thô toàn tập đoàn ước đạt 4,41 triệu tấn, vượt 13,7% kế hoạch và bằng 47,5% kế hoạch năm.
Khai thác dầu thô trong nước đạt 0,77 triệu tấn, vượt 18,5% kế hoạch tháng, tăng 3% so với tháng 4, tăng 0,8% so với cùng kỳ 2022. Khai thác dầu thô trong nước trong năm tháng đạt 3,66 triệu tấn, vượt 16,3% kế hoạch năm tháng, bằng 48,6% kế hoạch năm.
Khai thác khí tháng 5 ước đạt 0,73 tỷ m3, vượt 24,5% kế hoạch, tăng 0,6% so với thực hiện tháng 4 và tăng 78,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Tính chung 5 tháng đầu năm, khai thác khí toàn Tập đoàn ước đạt 3,42 tỷ m3, vượt 21,2% kế hoạch 5 tháng, bằng 57,6% kế hoạch cả năm.
Về sản xuất xăng dầu trong nước (bao gồm Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn) trong tháng 5 sản xuất đạt 1,47 triệu tấn, vượt 50,4% so với kế hoạch tháng; tăng 12,3% so với tháng 4 và tăng trưởng tới 32,6 % so với cùng kỳ 2022. Tính chung năm tháng, sản xuất xăng dầu các loại đạt 6,30 triệu tấn, vượt 26,5% kế hoạch năm tháng, bằng 56% kế hoạch năm và tăng trưởng 18,1% so với cùng kỳ 2022.
"Trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, sự hoàn thành đi vào phát điện thương mại của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, sản xuất điện toàn Petrovietnam đã đạt được những bước nhảy vọt", đại diện tập đoàn chia sẻ.
Theo đó, trong tháng 5, Petrovietnam sản xuất 2,77 tỷ kWh, bằng 100% kế hoạch tháng, tăng 7,8% so với tháng 4. Tính chung năm tháng, toàn tập đoàn sản xuất đạt 10,03 tỷ kWh điện thương phẩm, vượt 1% kế hoạch năm tháng, bằng 42,5% kế hoạch năm và tăng trưởng tới 46,6% so với cùng kỳ 2022.
Yeah1 đặt mục tiêu lãi tăng 20%, cao nhất kể từ năm 2019
Đánh giá kinh tế khó khăn và nhiều doanh nghiệp cắt giảm chi phí tiếp thị nhưng Yeah1 vẫn kỳ vọng năm nay doanh thu tăng 35% và lãi tăng 20%.
Thành viên HĐQT mới của Tập đoàn Yeah1 là ông Kim Min Soo (bên phải). Ông Vương Hồ Trí Dũng (trái) là thành viên BKS mới. |
Kế hoạch này được Tập đoàn Yeah1 (YEG) thông qua tại phiên họp thường niên chiều 2/6. Nếu hoàn thành, đây là mức lãi cao nhất kể từ 2019 dù doanh thu chỉ bằng một phần ba giai đoạn đó.
Ông Đào Phúc Trí, Tổng giám đốc Yeah1, cho biết có hai nguyên nhân chính là động lực tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và doanh nghiệp mạnh tay cắt giảm chi phí.
Thứ nhất, công ty mới mua lại 35% vốn tại Công ty Yeah1 Edigital và Công ty Netlink Việt Nam vào giữa tháng 2.
Cả hai từng là công ty con và trụ cột doanh thu nhưng Yeah1 phải thoái vốn trong giai đoạn khó khăn hồi 2021 nhằm tránh việc lỗ ba năm liên tiếp dẫn đến bị hủy niêm yết cổ phiếu. Theo ông Trí, việc đưa những công ty này "trở về nhà" giúp Yeah1 có đội ngũ sản xuất chương trình kinh nghiệm, gián tiếp sở hữu hệ thống các trang và kênh lượt đăng ký lớn trên mạng xã hội cũng như lấy lại vị thế trong mảng quản lý quảng cáo cho Google.
Thứ hai, Công ty đã hoàn thành việc tái cấu trúc các mảng kinh doanh, qua đó xác định được những mũi nhọn chính trong 3-5 năm tới.
Cụ thể, công ty đầu tư mạnh cho mảng truyền hình thông qua việc mua cổ phần một đơn vị vừa sở hữu hai kênh truyền hình số có năng lực sản xuất phim, chương trình truyền hình trong năm 2022.
Ngoài ra, công ty đang tìm và đánh giá các phương án sáp nhập một số kênh truyền hình khác để tăng thị phần.
Lý giải về nghịch lý mở rộng mảng truyền hình trong khi xu hướng người xem đang chuyển dịch sang các kênh nội dung kỹ thuật số, ông Trí cho biết mảng này vẫn chiếm hơn 30% tổng ngân sách quảng cáo của doanh nghiệp nên còn tiềm năng tăng trưởng. Công ty không phát triển truyền hình đơn lẻ, mà tiếp cận theo hướng sản xuất nội dung truyền hình phát triển nhiều nền tảng và nhiều quốc gia.
Ngoài truyền hình, Yeah1 còn nguồn thu đến từ các mảng tổ chức sự kiện, livestream và bán hàng trên các nền tảng xã hội.
Yeah1 do ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống sáng lập và dẫn dắt từ một trang tin điện tử cho giới trẻ (với doanh thu 150 USD trong năm đầu) thành công ty truyền thông đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM. Ông Tống rời HĐQT vào giữa năm ngoái. Khi đó, ông nhận định sau giai đoạn nỗ lực để duy trì niêm yết, Yeah1 sẽ thay đổi chiến lược phát triển từ đi nhanh và mở rộng sang đi chậm và đi chắc để chờ cơ hội đột phá.
Novaland dự kiến lãi năm nay rất thấp
Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland) đặt mục tiêu lãi sau thuế năm nay giảm 90% so với năm ngoái, đạt 214 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ 2015. Thông tin này vừa được Novaland công bố trong tài liệu họp cổ đông thường niên cuối tháng 6 tại Phan Thiết, Bình Thuận.
Novaland đặt mục tiêu lãi sau thuế năm 2023 giảm 90% so với năm ngoái, đạt 214 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ năm 2015. |
Ngoài lợi nhuận, Novaland còn đặt mục tiêu doanh thu giảm 15% so với năm ngoái, dự kiến đạt 9.531 tỷ đồng. Công ty cho biết sẽ không chia cổ tức cho năm ngoái lẫn năm nay dù lợi nhuận chưa phân phối còn khoảng 13.000 tỷ đồng.
Năm 2022, Novaland có doanh thu 11.150 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.181 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 26% và 37% so với cùng kỳ 2021. Tại thời điểm cuối năm, tổng tài sản công ty hơn 257.700 tỷ đồng và nợ phải trả trên 213.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 56.000 tỷ đồng và 53.000 tỷ đồng.
PwC Việt Nam - đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính - cho rằng việc giả định phụ thuộc vào khả năng thanh toán, tái cấu trúc nợ và các biện pháp tạo ra đủ dòng tiền tài trợ cho hoạt động kinh doanh đã dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn. Tuy nhiên, Novaland khẳng định đủ nguồn vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh và có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn trong 12 tháng tới (tính từ tháng 4 năm nay).
Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Novaland, viết trong báo cáo thường niên rằng "Công ty đang nhất thời đối diện với khó khăn tài chính và thanh khoản ngắn hạn" nhưng ông tự tin hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ sớm hồi phục trong quý III năm nay nhờ chiến lược tái cấu trúc được khởi động từ cuối năm ngoái.
Theo ban lãnh đạo Novaland, bên cạnh việc tái cấu trúc toàn diện đang cho thấy hiệu quả, công ty còn nhìn thấy nhiều điểm sáng từ việc Chính phủ và các bộ ngành liên tục thực hiện biện pháp hỗ trợ, ban hành chính sách để tháo gỡ vướng mắc pháp lý, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn tài chính.
Cảng Nam Hải Đình Vũ chính thức đổi chủ
Theo thông báo mới nhất, CTCP Gemadept đã hoàn tất thoái toàn bộ 84,66% vốn tại CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ trong ngày 31/05, qua đó tổ chức này không còn là công ty con của GMD.
Cảng Nam Đình Vũ không còn là công ty con của Gemadept. |
Trước đó, vào ngày 19/04/2023, Gemadept và CTCP Container Việt Nam (Viconship) cùng các bên nhận chuyển nhượng khác đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn tại Cảng Nam Đình Vũ. Theo đó, Gemadept sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn tại Cảng Nam Đình Vũ cho các bên nhận chuyển nhượng.
Cùng ngày 31/05, Viconship cho biết đã hoàn tất việc mua lại phần vốn góp tại Cảng Nam Hải Đình Vũ. Sau giao dịch, Viconship nâng tỷ lệ sở hữu tại đây từ 0% lên 35%.
Cảng Nam Hải Đình Vũ được thành lập ngày 11/04/2012, do 3 cổ đông sáng lập gồm CTCP Vận tải Xăng dầu Vipco nắm 30%, CTCP Hàng hải Ngân hà (15%) và CTCP Đại lý Liên hiệp Vận chuyển (54.66%). Công ty có trụ sở tại Km 6 đường Đĩnh Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng; vốn điều lệ ban đầu là 400 tỷ đồng.
Theo công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp ngày 30/05, danh sách thành viên góp vốn mới tại Cảng Nam Hải Đình Vũ đã được tiết lộ, gồm Viconship (VSC) nắm 35%; CTCP TNHH Thương mại và Đầu tư Đoàn Huy (36,67%); Công ty TNHH Thương mại Kim khí Xuất nhập khẩu Huy Hoàng (28,33%) và ông Nguyễn Đình Hưởng.
Hiện, ông Tạ Công Hưởng là người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc tại Cảng Nam Hải Đình Vũ.
Gần đây, VSC công bố BCTC hợp nhất quý 1/2023 ghi nhận doanh thu thuần hơn 463 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi sau thuế chỉ gần 43 tỷ đồng, giảm 61%. Trong đó, biên lãi gộp thu hẹp từ 34.6% xuống 29.5%.
Theo giải trình, VSC cho biết lợi nhuận giảm do Công ty ghi nhận khoản chi phí lãi vay ngân hàng. Mặt khác, biên lãi gộp giảm do một số chuyến tàu phải chuyển ra cảng ngoài vì trùng lịch. Ngoài ra, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác đều tăng đáng kể so với cùng kỳ.
Trước đó, ĐHĐCĐ 2023 đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu 2,250 tỷ đồng và lãi trước thuế 260 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và giảm 46% so với thực hiện năm 2022. Với lãi trước thuế quý 1/2023 đạt 55.5 tỷ đồng, Công ty thực hiện được hơn 21% kế hoạch lợi nhuận năm.
Ngược bão, doanh thu TNG duy trì đà tăng 4 tháng liên tiếp
Trong bối cảnh xuất khẩu vẫn khó khăn, ngành dệt may chưa hồi phục, doanh thu tiêu thụ tháng 5/2023 của CTCP Đầu tư và Thương mại TN|G vẫn duy trì đà tăng 2% so với cùng kỳ, đạt 668 tỷ đồng.
Mỹ và Pháp là hai thị trường lớn nhất của TNG. |
Lũy kế 5 tháng đầu năm, doanh thu TNG đạt 2,630 tỷ đồng, tăng 159 tỷ đồng, tương ứng tăng 6.5% so với cùng kỳ. Doanh thu xuất khẩu vẫn giữ vai trò chủ đạo chiếm tới 98% tổng doanh thu. Trong đó, Mỹ và Pháp là hai thị trường lớn nhất, lần lượt chiếm 47% và 16% thị phần.
Xu thế tổng cầu dệt may 2023 tiếp tục suy giảm so với năm 2022 được hầu hết tổ chức dự báo lớn của thế giới thống nhất cao. Thực tế, hầu hết doanh nghiệp dệt may đang trong tình trạng thiếu đơn hàng, nhà máy hoạt động dưới công suất, khiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đi xuống trong các tháng đầu năm.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đạt 9.5 tỷ USD, giảm gần 20% so với cùng kỳ, riêng tháng 4 giảm gần 24%. Điều này phần nào được phản ánh rõ nét trên kết quả kinh doanh quý đầu năm 2023 của nhóm ngành gắn liền với những sợi vải.
Riêng Đầu tư và Thương mại TNG lại đón kết quả khá khả quan với lãi ròng tăng 14% so với cùng kỳ, lên gần 44 tỷ đồng trong quý 1/2023. Theo giải trình của TNG, bên cạnh sự cải thiện của mảng cốt lõi, Công ty còn ghi nhận thêm khoản lợi nhuận 3,3 tỷ đồng từ công ty con TNG Land.