Việc phụ thuộc vào thuốc khiến sức chịu đựng và sức đề kháng của con người ngày càng suy giảm |
Trong 1.000 tỷ USD kể trên, có tới hơn 2/3 số tiền bỏ ra để mua thuốc tại 8 quốc gia là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc Pháp, Ý, Anh và Tây Ban Nha. Trong đó, Mỹ là nước chi tiêu lớn nhất còn Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng chi tiêu cao nhất trong lĩnh vực này.
Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ sớm vượt Nhật Bản để trở thành thị trường tiêu thụ thuốc lớn thứ 2 trên thế giới.
Trên toàn cầu, tổng số tiền chi cho dược phẩm trong năm 2014 đã tăng 7% so với 2013 và dự kiến còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do nhu cầu chi tiêu cho thuốc men, sức khoẻ đang tăng lên ở các thị trường mới nổi và việc tăng sử dụng các loại thuốc gốc bản quyền đã hết hạn với giá chỉ bằng một phần giá các loại thuốc chính hiệu.
Dẫn đầu trong số các loại thuốc được người dân toàn cầu chi tiền là các loại thuốc giảm đau, thứ hai là thuốc chữa các bệnh liên quan đến thần kinh và thứ ba mới đến các loại thuốc kháng sinh.
Bên cạnh đó, dự kiến thuốc chữa bệnh viêm gan C và ung thư sẽ khiến người dân toàn cầu phải trả tới một khoản tiền lên đến 200 tỷ USD, còn tiền trả cho bệnh đái tháo đường sẽ cán mốc 78 tỷ USD chỉ trong vài năm tới.
Uyên Linh