Ngoài việc giải thể Công ty 7/5 (Quân khu 7), Nhà nước sẽ thoái vốn tại 9 công ty cổ phần khác trực thuộc Bộ Quốc phòng, gồm Phú Tài, Hương Giang, NPK, An Bình, Thanh Bình HCM, Thanh Bình Hà Nội, Misoft, Hà Đô và Đông Đô.
| ||
Viettel là một trong những doanh nghiệp nhà nước có đóng góp lớn nhất vào ngân sách nhà nước trong nhiều năm qua |
Theo Đề án, 5 đơn vị thuộc Tổng công ty Thành An cũng phải cổ phần hóa sau khi tổ chức lại thành Công ty TNHH một thành viên, gồm Công ty Thành An 141, Thành An 116, Thành An 119, Đầu tư kinh doanh bất động sản Thành An 171 và Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế Thành An 191.
Như vậy, sau khi sắp xếp, Bộ Quốc phòng vẫn làm đại diện chủ sở hữu 90 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Trong đó, có Tập đoàn Viễn thông quân đội; và 17 tổng công ty gồm Tổng công ty Kinh tế, kỹ thuật công nghiệp quốc phòng; Hợp tác kinh tế; Xây dựng Lũng Lô; Xây dựng công trình Hàng không ACC; Thành An; Xây dựng Trường Sơn; Tân cảng Sài Gòn; Thái Sơn; Xăng dầu Quân đội; Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng; Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân; Đông Bắc; Trực thăng Việt Nam…
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng làm đại diện chủ sở hữu 69 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là công ty con của các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Trong đó có 3 đơn vị thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội, 11 đơn vị thuộc Tổng công ty Đông Bắc, 10 đơn vị thuộc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, 4 đơn vị thuộc Tổng công ty Hợp tác kinh tế, 3 đơn vị thuộc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, 2 đơn vị thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân…
Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước kể trên, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu Bộ Quốc phòng tiếp tục rà soát, xây dựng phương án sắp xếp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nam Kinh