Thời sự
Nhận diện tiêu thụ trong nước
Minh Nhung - 01/06/2014 10:27
Tính theo tỷ giá hối đoái thực tế, năm 2013, Việt Nam đứng thứ 50 trên thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi tiêu thụ trong nước đứng thứ 45.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Thị trường nội địa - điểm tựa ngày càng yếu
Kích cầu để tăng tiêu thụ trong nước
Đề phòng tác động kép của tổng mức bán lẻ
Vẽ rõ cơ cấu nội lực - ngoại lực

Dung lượng và tăng trưởng

Năm 2013 so với năm 2005, tổng mức bán lẻ trong nước tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế bình quân cao gấp trên 4,1 lần (124,44 tỷ USD so với 30,31 tỷ USD), tăng bình quân 19,3%/năm. Quý I/2014, tổng mức bán lẻ tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2013.

   
  Từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ (đã loại trừ yếu tố giá) đã chậm lại  

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ (đã loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng) trong thời kỳ 2006 - 2010 tăng bình quân 15%/năm.

Đó là tốc độ tăng rất cao, một mặt góp phần đưa tốc độ tăng GDP trong thời kỳ này đạt khá (tăng 6,32%/năm); mặt khác, đây là một trong những yếu tố góp phần làm tăng lạm phát (thời kỳ 2006 - 2010, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 11,47%/năm).

Từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ (đã loại trừ yếu tố giá) đã chậm lại: năm 2012 tăng 6,5%, năm 2013 tăng 5,6%, quý I/2014 tăng 5,1%.

Tổng mức bán lẻ tăng trưởng thấp trong hơn 3 năm qua là một trong những yếu tố làm cho tốc độ tăng GDP thấp (bình quân 2011 - 2013 chỉ tăng 5,64%/năm), đồng thời cũng góp phần kéo lạm phát xuống theo (năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,21%, năm 2013 tăng 6,6%, 3 tháng 2014 tăng 4,83%).

Tổng mức bán lẻ là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Những năm 2005 - 2008, tỷ lệ tổng mức bán lẻ/GDP tăng tương đối nhanh, nên đã góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ tăng khá. Tỷ lệ của năm 2013 cao hơn năm 2012 và 2011, góp phần đưa nền kinh tế “thoát đáy” để “vượt dốc đi lên”.

Cơ cấu và thị phần quý I/2014

Theo loại hình kinh tế, tổng mức bán lẻ gồm có 5 loại. Loại hình kinh tế cá thể tăng cao (7,4%), chiếm tỷ trọng lớn nhất (49,3%). Điều đó chứng tỏ, phần lớn người tiêu dùng vẫn giữ truyền thống mua bán nhiều hơn ở các chợ, các cửa hàng nhỏ lẻ với các loại hàng có phẩm cấp, giá cả phù hợp với túi tiền còn eo hẹp của mình.

Loại hình kinh tế nhà nước tăng thấp (6,9%), làm cho tỷ trọng giảm so với cùng kỳ năm trước (9,7% so với 10,0%).

Loại hình kinh tế tư nhân tăng cao hơn tốc độ tăng chung (14% so với 10,2%), nên tỷ trọng cũng tăng lên (từ 35,1% lên 36,3%).

Loại hình khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do tăng trưởng cao trong quý I (25%), nên tỷ trọng đã tăng lên 3,6%, so với mức 3,4% của năm 2013.

Tổng mức bán lẻ chia theo ngành thì có thương nghiệp, khách sạn - nhà hàng, du lịch - dịch vụ.

Ngành thương nghiệp thuần túy, chủ yếu là bán lẻ hàng hóa, vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (75,5%); còn các ngành dịch vụ (khách sạn nhà hàng, du lịch, dịch vụ) chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (24,5%), do thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán của dân cư còn thấp. Điều này cũng lý giải tại sao tốc độ tăng số dư tiền gửi lại cao gấp rưỡi, gấp đôi tốc độ tăng dư nợ tín dụng. Trong các ngành này, doanh thu du lịch mới chiếm 1% tổng số.

Nền kinh tế đột phá sau năm 2014

(Baodautu.vn) Sự tăng trưởng kinh tế khá đồng đều ở các nền kinh tế lớn trên thế giới cuối năm 2013 đã tạo cơ sở cho dự báo lạc quan hơn về tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Tuy nhiên, với nhiều khó khăn còn hiện hữu, nền kinh tế chỉ có thể đột phá sau năm 2014. Năm 2014, doanh nghiệp lo ngại gì nhất? 2014, năm thách thức với doanh nghiệp nhà nước  Kinh tế 2014: Nhìn từ các cú sốc chính sách

Tin liên quan
Tin khác