Trong 10 năm, thành phố này đã đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường là 11.922 tỷ đồng gồm nhiều nguồn khác nhau (riêng ngân sách nhà nước là 978 tỷ đồng). Đến nay, 100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chất lượng nước thải sau xử lý cơ bản đảm bảo quy chuẩn môi trường; 13/15 điểm nóng được xử lý triệt để, các điểm nóng phức tạp được kiềm chế.
Sau 10 năm thực hiện đề án xây dựng thành phố vì môi trường đã mang lại hiệu ứng tích cực cho thành phố thân thiện, vì môi trường |
Mục tiêu của đề án đến năm 2020 là đảm bảo các yêu cầu về chất lượng môi trường đất, nước, không khí, tạo sự an toàn về sức khoẻ và môi trường cho người dân, các nhà đầu tư, cho du khách; ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường, có đủ năng lực xử lý và khắc phục các sự cố môi trường; tất cả người dân thành phố, các tổ chức cá, nhân trong, ngoài nước đến làm ăn, sinh sống tại Đà Nẵng đều có ý thức về bảo vệ môi trường, xây dựng thành phố môi trường.
Theo báo cáo của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Đà Nẵng Tô Văn Hùng cho biết: Qua 10 năm thực hiện, đề án TP môi trường đã góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường của người dân. Các quận, huyện đều có đề án môi trường. Nhiều phong trào bảo vệ môi trường được phát động, triển khai và mang lại hiệu quả.
Đà Nẵng hoàn thành cơ bản các công trình xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung (Phú Lộc, Sơn Trà, Hòa Xuân, Ngũ Hành Sơn, Khánh Sơn…), tổng công suất 300.500 m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, TP chú trọng đến khâu hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống rủi ro thiên tai.
TP Đà Nẵng đã chi mạnh tay cho một " môi trường xanh " trong tương lai với tổng vốn gần 12.000 tỷ đồng. Sau 10 năm thực hiện đề án, hiện nay chỉ còn 13/15 điểm nóng về môi trường đến nay được xử lý triệt để, 2 điểm nóng phức tạp được kiềm chế |
Kết quả: Chỉ số ô nhiễm không khí (API) nhỏ hơn 100 (đo đạc bằng các trạm quan trắc tự động và liên tục). Diện tích không gian cây xanh đô thị bình quân 6 đến 8m2/người. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch tại nội thành đạt 97,83%, tại huyện Hòa Vang đạt 76,81. Tỷ lệ nước thải công nghiệp đạt yêu cầu xả thải đạt 100%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Khu vực nội thị > 95%; khu vực nông thôn > 70%. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý: Năm 2018 thu gom 61%, xử lý: 42%); năm 2020 dự kiến đạt >50%.
Đặc biệt, 13/15 điểm nóng về môi trường đến nay được xử lý triệt để, 2 điểm nóng phức tạp được kiềm chế”, ông Hùng thông tin
Tại sự kiện tổng kết 10 năm triển khai đề án vừa được Sở TN&MT Đà Nẵng tổ chức, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ khẳng định, trong quá trình phát triển của TP 10 năm qua, không thể không nhắc đến vị trí quan trọng của Đề án “Đà Nẵng – TP môi trường” đã mang đến hiệu quả cao trong cộng đồng.
Năm 2011, ASEAN vinh danh Đà Nẵng là một trong 11 thành phố bền vững về môi trường của khu vực; năm 2015, Đà Nẵng được công nhận là “thành phố xuất sắc trong chuyển đổi”; năm 2018, được Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới bình chọn là “thành phố Xanh quốc gia của Việt Nam năm 2018”.
Đến năm 2025 kiểm soát tốt chất lượng môi trường, đến năm 2030 thiết lập được hệ thống quản lý môi trường theo nền tảng thành phố sinh thái, đến năm 2045 là thành phố sinh thái, có bản sắc riêng.