Những ngày cuối tháng 3, “sức bật” từ những đại dự án công nghệ cao, công nghệ thông tin cùng khánh thành, cùng triển khai đồng loạt. Như một làn gió mới về lĩnh vực “kinh tế trí tuệ” - tiền đề cho bước phát triển lên tầm cao mới đúng với chủ trương mà Đà Nẵng xác định.
Dự án Danang IT Park là một trong những dự án về tổ hợp công nghệ thông tin lớn nhất vIệt Nam do Tập đoàn TRung Nam đầu tư vào Đà Nẵng |
Dự án Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng (Danang IT Park) do tập đoàn Trung Nam Group đầu tư có tổng diện tích 341 ha, tổng vốn đầu tư hơn 120 triệu USD (tương đương 2.744 tỉ đồng) và được chia làm 2 giai đoạn đã chính thức khánh thành tại huyện Hòa Vang. Hiện nay, giai đoạn 1 với tổng diện tích 131 ha, tổng vốn 47 triệu USD đã hoàn thiện hạ tầng, sẵn sàng phục vụ nhà đầu tư. Giai đoạn 2 với tổng diện tích 210 ha, tổng vốn đầu tư 74 triệu USD dự kiến sẽ triển khai trong năm 2019. Mục tiêu của dự án này là đạt doanh thu 1,5 tỷ USD/năm, tuyển dụng khoảng 25.000 lao động, thu hút các doanh nghiệp, nhà khoa học, kỹ sư...trong lĩnh vực CNTT, công nghệ cao.
Ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần phát triển Danang IT Park cho biết, Danang IT Park trước đây được phát triển bởi nhà đầu tư nước ngoài, được cấp giấy chứng nhận lần đầu từ tháng 5/2012. Tuy nhiên, tiến độ dự án triển khai rất chậm, thậm chí không có tiến triển, thay đổi trong suốt một thời gian dài. Tập đoàn Trung Nam với quyết tâm và ý chí của mình đã từng bước nhận lại chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông và nắm toàn quyền triển khai dự án từ tháng 3/2018. Sau gần 1 năm triển khai quyết liệt, hạ tầng kỹ thuật của dự án đã hoàn thành với chất lượng tốt và chính thức khánh thành hôm nay. Hiện dự án đang được nhiều nhà đầu tư quốc tế quan tâm, trong đó có các công ty lớn như IBM, Cisco, Intel, KDDI. Mitsui…
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, Danang IT Park được xem là dự án có quy mô lớn nhất cả nước tính đến thời điểm này. |
Phát biểu tại lễ khánh thành sự kiện này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận xét: Danang IT Park được xem là dự án có quy mô lớn nhất cả nước tính đến thời điểm này.
Theo Phó Thủ tướng, việc khánh thành Danang IT Park là một hành động cụ thể của thành phố trong việc thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự án nằm trên vành đai phát triển kinh tế khu vực Tây Bắc thành phố, được xây dựng theo mô hình Thung lũng Silicon (Mỹ) và Công viên Khoa học Tân Trúc (Đài Loan, Trung Quốc), với tầm nhìn trở thành một trong những cộng đồng phát triển công nghệ thông tin tốt nhất châu Á. Phó thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục ủng hộ, cùng Đà Nẵng kêu gọi đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách để giúp các doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển.
Một tổ hợp khách sạn, khu nghỉ dưỡng theo phong cách Nhật Bản với tổng vốn 100 triệu USD được "dội về" Đà Nẵng |
Điểm nhấn tiếp theo là dự án điểm nhấn đầu tiên là Mikazuki Spa & Hotel Resort (Khu du lịch Xuân Thiều) với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, tổng diện tích 12,2ha, nằm bên bãi biển Xuân Thiều (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu). Dự án do Công ty TNHH MTV Thiết kế kiến trúc Raymond Việt Nam - Nhật Bản thiết kế với quy mô khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, cao 19 tầng, mật độ xây dựng 25%, gồm 464 phòng lưu trú, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng phục vụ khoảng 6.000 khách/ngày và khu nhà hàng, hội nghị, khu công viên nước, công viên trò chơi, khu ẩm thực, bãi đỗ xe…
Ông Yoshimune Odaka, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mikazuki bày tỏ: “Đối với các nhà đầu tư như chúng tôi, thành phố Đà Nẵng được biết đến như là một đô thị năng động, một thành phố đáng sống của Việt Nam. Đà Nẵng không chỉ gây ấn tượng với hình ảnh năng động, luôn căng tràn sức sống mà nơi đây còn nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là cơ hội cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy, Tập đoàn Mikazuki đã quyết định chọn Đà Nẵng để triển khai dự án mở rộng Khu du lịch Xuân Thiều với mong muốn góp phần giúp thành phố Đà Nẵng có thêm một điểm nhấn tuyệt vời về du lịch. Chúng tôi xem Đà Nẵng là điểm đầu tiên trong hành trình quảng bá văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam…”.
Chúng tôi xem Đà Nẵng là điểm đầu tiên trong hành trình quảng bá văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam…, đại diện tập đoàn UAC chia sẻ |
Kê tiếp tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng tiếp nhận thêm dự án Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine do Tập đoàn Universal Alloy (UAC - Mỹ) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư 170 triệu USD, được triển khai qua 2 giai đoạn trên tổng diện tích gần 17ha. Theo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, mục tiêu của dự án này là đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, gia công và lắp ráp các bộ phận, linh kiện hàng không vũ trụ bằng hợp kim nhôm và composite. Dự án có quy mô tầm trung, nhưng đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận thành phố trong thời gian qua, bởi đây là dự án tiên phong trong lĩnh vực sản xuất linh kiện máy bay tại Đà Nẵng. Hơn nữa, sự có mặt của nhà máy Sunshine được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thành phố phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, thu hút thêm các nhà đầu tư nằm trong mạng lưới chuỗi cung ứng của UAC.
Ông Kevin Loebbaka, Tổng Giám đốc điều hành UAC chia sẻ: “Quá trình làm thủ tục đầu tư tại Đà Nẵng rất thuận lợi, dự án được cấp giấy phé cuối tháng 2 vừa qua và nay đã chính thức khởi công. UAC muốn biến Đà Nẵng thành “cứ điểm” sản xuất các sản phẩm liên quan đến linh kiện hàng không. Trong quá trình hoạt động tại Đà Nẵng, chúng tôi cam kết thực hiện 3 yếu tố: bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, an toàn lao động, phát triển các nhà cung cấp và nhà sản xuất địa phương”.
Từ tháng 2, UAC đã bắt đầu tuyển dụng các vị trí nhân viên công nghệ thông tin, kỹ sư bảo trì, kỹ sư vận hành, lập trình công nghệ cao, tự động hóa, trợ lý tổng giám đốc… Dự kiến trong giai đoạn 2019-2020, dự án sẽ thu hút khoảng 1.700-2.000 lao động. Trong thời gian tới, UAC sẽ thiết lập các quan hệ hợp tác với Trường Đại học Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng... để đào tạo và tìm kiếm nguồn nhân lực. Ông Kevin Loebbaka khẳng định, sẽ giới thiệu môi trường đầu tư tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng với các đối tác của UAC tại nước ngoài như Boeing, Airbus…
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ, đây kết quả của quá trình nỗ lực kêu gọi đầu tư của thành phố. Trong một bối cảnh hiện nay, công nghiệp sản xuất phần cứng tại Việt Nam chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài; công nghiệp phần mềm đa phần là gia công, giá trị doanh thu chưa cao… Do đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng cần tiếp tục có nhiều công trình, dự án hơn nữa để thực sự trở thành một trung tâm tiên phong trong việc tiếp cận công nghệ mới của miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.