1. Bạn có thể đánh mất cơ hội của mình nếu quá nhiệt tình
Khi bạn đang tìm kiếm một công việc, sự nhiệt tình là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, một số ứng viên lại nhiệt tình quá mức đến mức gây phiền nhiễu hoặc tự đề cao mình. Khi làm như vậy, đồng nghĩa với việc họ đang 'giết chết' cơ hội được tuyển dụng.
Nếu bạn đang làm một trong những việc như: Mang hồ sơ đến trực tiếp trong khi thông báo tuyển dụng yêu cầu đăng ký trực tuyến; hỏi han về tình hình đơn xin việc của bạn nhiều hơn 1 lần trong vòng 3 tuần... , bạn đã vượt quá giới hạn cho phép và nhà tuyển dụng phải suy nghĩ lại về quyết định của mình.
2. Chúng tôi thật sự muốn bạn phải trung thực
Nhiều người tìm việc coi việc được tuyển dụng là mục tiêu "sống còn". Điều đó có thể dẫn đến việc bạn nhận được một công việc hoàn toàn không phù hợp.
Nhưng nếu bạn trung thực với chính mình và người phỏng vấn về điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình, nhà tuyển dụng sẽ có sự đánh giá chính xác hơn. Nó sẽ giúp ích trong việc đưa ra quyết định của cả hai bên (Tất nhiên, nếu bạn cần công việc này bằng mọi giá, việc trung thực có thể rủi ro nhưng nếu bạn muốn một công việc phù hợp và cảm thấy thoải mái, điều đó là cần thiết).
3. Bạn không thể chọn người tham khảo thay nhà tuyển dụng
Bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ chỉ lựa chọn đối tượng để tham khảo trong danh sách mà bạn cung cấp. Nhưng thực tế, họ có thể liên lạc với bất kỳ ai mà bạn đã làm việc cùng hoặc biết về bạn, cho dù họ có trong danh sách đó hay không.
Thông thường, những nhà tuyển dụng khôn ngoan sẽ tham khảo thông tin từ người mà bạn không đề cập đến, vì họ cho rằng những người bạn đưa ra sẽ đều nói tốt về bạn.
4. Mọi thứ diễn ra tốt đẹp không có nghĩa là bạn sẽ được tuyển dụng
Cho dù bạn rất tự tin về khả năng được tuyển dụng, thì mọi chuyện vẫn không có gì đảm bảo cho tới khi bạn nhận được hợp đồng chính thức. Do đó, nếu người phỏng vấn nói với bạn những câu như: "Bạn thật tuyệt vời"; "Tôi rất vui nếu được làm việc với bạn" hay "Bạn chính xác là người mà chúng tôi đang tìm kiếm" thì cũng đừng vội vàng chắc chắn về khả năng được mời làm việc.
5. Các chi tiết nhỏ cũng rất quan trọng
Các ứng viên thường chỉ quan tâm đến những hoạt động diễn ra chính thức trong quá trình tuyển dụng như hồ sơ xin việc hay phỏng vấn...mà quên đi những chi tiết nhỏ khác.
Vì vậy, một ứng viên có thể gửi một lá thứ xin việc rất hoàn hảo nhưng gửi kèm một email đầy lỗi chính tả; hay anh ta tỏ ra vô cùng lịch sự với nhà quản lý nhưng lại có thái độ thô lỗ với nhân viên lễ tân. Các nhà tuyển dụng giỏi luôn chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất, vì vậy đừng bao giờ bỏ qua những điều này.
6. Nếu bạn không đưa ra được tài liệu tham khảo, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ cảnh giác
Một số ứng viên lo lắng khi nhà tuyển dụng cũ từ chối cung cấp thông tin tham khảo hoặc đưa ra nhận xét về nhân viên cũ. Tuy nhiên, với 2 ứng viên có cùng phẩm chất và kỹ năng như nhau, nhà tuyển dụng mới chắc chắn sẽ muốn lựa chọn người có nhiều thông tin đáng tin cậy hơn.
7. Bạn đang thắc mắc làm thế nào để trở nên nổi bật?
Hãy sử dụng thư xin việc của bạn. Một lá thứ xin việc xuất sắc sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
8. Cá tính của bạn cũng rất quan trọng
Các nhà tuyển dụng tốt sẽ cân nhắc khá nhiều về cá tính của các ứng viên. Bạn có thể sở hữu những kỹ năng tuyệt vời nhưng vẫn không được tuyển dụng vì cách làm việc của bạn không phù hợp với môi trường của công ty. Thông thường, với mỗi một cá tính sẽ phù hợp với một bộ phận nào đó hơn các bộ phận khác.
Theo DNSG