Ngân hàng - Bảo hiểm
Những ngân hàng nào đặt mục tiêu lợi nhuận cao trong 2021?
Thùy Vinh - 15/03/2021 08:30
Mặc dù 2021 vẫn được đánh giá còn khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, song với ngành ngân hàng triển vọng tín dụng đang dần tăng trở nên nhiều ngân hàng vẫn đặt mục tiêu cao.

Năm 2021, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận từ 10-20% và tín dụng tăng 8-11%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Với VietinBank, SSI Research còn đưa ra dự báo rằng, VietinBank có thể thu 350 triệu USD từ thỏa thuận bancassurance từ thỏa thuận bảo hiểm độc quyền với Manulife được ký kết vào cuối năm 2020.

Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2021 đạt 25.200 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. Vietcombank cũng lên kế hoạch tổng tài sản tăng 6%, huy động vốn thị trường 1 tăng 8%, tín dụng tăng 12% và ngân hàng kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 1% năm nay. 

MBBank cũng là một trong số ngân hàng thương mại cổ phần đặt mục tiêu kinh doanh năm 2021 với mức tăng khá cao khi đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 25-30% so với năm 2020, tương đương đạt hơn 14.600 tỷ đồng.

Tổng tài sản tăng khoảng 15% lên 545.000 tỉ đồng, tín dụng tăng trưởng theo chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao, nhưng phấn đấu ở mức cao nhất, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng hợp nhất dưới 1,3%.

Trong khi đó, OCB cho hay, lợi nhuận trước thuế mục tiêu 2021 của OCB tăng khoảng 15%, đạt 5.560 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, trong bối cảnh khó khăn của năm 2020 khi dịch Covid-19 xảy ra và kéo dài, nhưng ngành ngân hàng vẫn đạt được kết quả tích cực, riêng OCB đạt lợi nhuận trước thuế 4.414 tỷ đồng, hoàn tất mục tiêu đề ra.

Lợi nhuận ngân hàng một phần đến từ sự biến động lãi suất trên thị trường vốn và mức thanh khoản dồi dào trong hệ thống.

Theo ông Tùng, khi kinh tế phục hồi, lãi suất được duy trì ở mức ổn định là điều kiện tăng tín dụng. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, cần kiểm soát chặt rủi ro tín dụng.

Tương tự, Ngân hàng MSB với mục tiêu tăng lợi nhuận 30% mỗi năm. Theo đó, MSB đặt mục tiêu đạt tổng tài sản 340.400 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng kép gần 17% đến năm 2024 thông qua đầu tư công nghệ, tái cấu trúc nhóm khách ưu tiên...

Đáng chú ý, một ngân hàng lên kế hoạch tăng 70% lợi nhuận trong năm 2021. Cụ thể, với triển vọng lạc quan trong năm 2021, SHB đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 70% so với năm trước, tương ứng lãi hơn 5.500 tỷ đồng trước thuế.

Ngân hàng cũng cho biết, đã chính thức khép lại quá trình sáp nhập Habubank trong năm 2020, cơ bản hoàn tất các tồn đọng của đề án sáp nhập. Cũng trong năm này, SHB đã thực hiện tăng vốn thành công lên hơn 17.500 tỷ đồng thông qua chi trả cổ tức và phát hành cổ phiếu, hoàn thành cả ba trụ cột của Basel II. 

Tính đến 31/12/2020, tổng tài sản của SHB đạt hơn 412.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2019. Trong đó, cho vạy khách hàng tăng 15,3%, lên mức 305.637 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng đạt 303.632 tỷ, tăng 17,1%.

Tổng dư nợ xấu nội bảng của SHB cuối năm là gần 5.255 tỷ đồng, tăng 3,9%. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,72%, giảm so với 1,91% vào cuối năm 2019.

Lợi nhuận trước thuế cả năm của SHB đạt 3.268 tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và hoàn thành kế hoạch cổ đông đề ra.

SHB cho biết, trong các năm tiếp theo, ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hồi nợ và trích dự phòng để xử lý toàn bộ trái phiếu VAMC. Mục tiêu đến cuối năm 2022, SHB không còn trái phiếu VAMC.

Ngoài ra, Techcombak, ACB, VPBank, HDBank là những ngân hàng đạt mức lợi nhuận cao trên dưới 10.000 tỷ đồng trong năm 2020 lần lượt: 15.800 tỷ đồng trước thuế; gần 9.000 tỷ đồng; 13.000 tỷ đồng; 5.818 tỷ đồng trước thuế.

Và phân tích, đánh giá đưa ra từ các công ty chứng khoán, dự phòng kế hoạch cho 2021 tăng khoảng 10-20% được trình cổ đông thông qua trong kỳ đại hội thường niên diễn ra trong quý 2/2021. 

Tin liên quan
Tin khác