Chỉ số PCI của tỉnh Ninh Bình xếp thứ 19, tăng 25 bậc so với năm 2022 |
Các chỉ số thành phần có điểm số cụ thể như: chi phí thời gian đạt 8,37 điểm; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự đạt 7,57 điểm, chỉ số gia nhập thị trường đạt 7,43 điểm; chi phí không chính thức 7,28 điểm; tiếp cận đất đai đạt 7,23 điểm; tính minh bạch đạt 6,16 điểm; tính năng động và tính tiên phong của chính quyền đạt 6,93 điểm; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đạt 6,18 điểm; đào tạo lao động đạt 6,35 điểm,…
Báo cáo PCI-PGI 2023 được xây dựng từ thông tin phản hồi của 10.676 doanh nghiệp, trong đó có 9.127 doanh nghiệp tư nhân trong nước và 1.549 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) đang hoạt động tại Việt Nam.
Khảo sát cho thấy có sự cải thiện rõ rệt trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cắt giảm chi phí không chính thức và cải cách thủ tục hành chính. Đáng chú ý, việc ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp số hóa đang mang lại hiệu quả thiết thực, khi gần 77% doanh nghiệp cho biết đã tiết giảm được thời gian và chi phí từ thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến thay vì theo hình thức truyền thống.
Báo cáo xếp hạng Chỉ số PCI 2023 kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thông tin cho các cơ quan nhà nước các cấp sử dụng trong soạn thảo chính sách, điều hành, quản lý nhà nước; cho các tổ chức có liên quan quan tâm đến chủ đề quan trọng này; là động lực để các địa phương thay đổi mạnh mẽ hơn theo hướng bền vững; là thông tin tham khảo quan trọng cho các nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định đầu tư, định hướng có nhiều dự án xanh hơn, thân thiện với môi trường hơn.