Lớp học sơ đẳng trước khi lấy chồng Hàn Quốc tại TP.Cần Thơ. (Ảnh: Quốc Huy) |
PGS.TS Lê Thị Quý - GĐ Trung tâm Trung tâm nghiên cứu giới và Phát triển, Trường ĐH KHXH&XN (ĐHQG Hà Nội) đã có những chia sẻ về việc ngày càng có nhiều cô gái tìm mọi cách lấy chồng ngoại quốc.
Theo PGS.TS Quý, thực trạng này hiện đang diễn ra rất nghiêm trọng. Vì, căn cứ vào số lượng mỗi năm có hơn 10 ngàn phụ nữ lấy chồng ra nước ngoài, đó là một con số rất cao.
Nguy cơ hơn nữa là trở thành một trào lưu hay nói cách khác là phong trào tiếp nối. Tình trạng lừa phụ nữ ra nước ngoài kết hôn để lấy tiền không phải diễn ra lẻ tẻ mà đã thành tổ chức.
PGS.TS Lê Thị Quý. (Ảnh: Quốc Huy) |
- Không ít phụ nữ ở các tỉnh miền Tây Nam bộ cho rằng, việc lấy chồng ngoại quốc để đổi đời còn là một hình thức báo hiếu bậc sinh thành, quan điểm của bà về việc này thế nào?
Đây là một hiện tượng tôi cho là hết sức kỳ cục. Báo hiếu có nhiều cách chứ không phải bán mình để lấy tiền nuôi mẹ cha hay người thân. Đây là suy nghĩ hiểu lệch về báo hiếu.
- Là người thường xuyên có những chuyến đi công tác ở nước ngoài, ví dụ như ở Hàn Quốc, bà thấy gì về danh giá của người phụ nữ chúng ta khi bị lừa gạt ra nước ngoài dưới nhiều hình thức?
Tôi thấy không ổn lắm. Họ đang hạ thấp danh dự và nhân phẩm của người phụ nữ chúng ta. Một số tổ chức ở Hàn Quốc họ nói rằng: “Nếu tiếp tục gửi những phụ nữ rẻ mạt thế thì họ không nhận nữa”.
Tuy nhiên, đất nước có chính sách tốt nhất cho phụ nữ kết hôn người nước ngoài lại là Hàn Quốc.
- Có những vụ án nào trong đường dây mua bán người khiến bà ám ảnh?
Điển hình như năm 2007, hơn 118 cô gái Việt Nam sẵn sàng lột trần quần áo trước mặt 8 người đàn ông Hàn Quốc để lựa chọn. Đây không phải là chồng chọn vợ, mà đó chính là những kẻ buôn người chọn đưa sang Hàn Quốc.
Một số biển chụp tại Hàn Quốc nói về giá của phụ nữ Việt Nam bị chúng tôi phản ứng mạnh mẽ và buộc chính quyền phải gỡ.
Cụ thể, nếu như phụ nữ trẻ đẹp thì bao nhiêu ngàn won, xấu và già thì được mặc cả.
Riêng ở Trung Quốc, phụ nữ bị lừa giả vờ đi chợ, sau đó một số người ngã giá với nhau giống như một món hàng. Đây là hình thức buôn người ghê rợn.
Đây là hiện tượng trái với đạo lý, đạo đức của người Việt Nam. Con người trở thành món hàng buôn bán là vấn đề đau lòng.
- Tiếp xúc nhiều nạn nhân trong đường dây bị bán ra nước ngoài. Bà đánh giá điểm chung của các nạn nhân đó là như thế nào?
Điểm chung là lúc đầu họ không nhận ra được mình là nạn nhân hay nhận ra địa vị mình ở xã hội. Khi sang nước ngoài thì thất vọng vì không như mộng tưởng ban đầu.
- Có ý kiến cho rằng, việc kết hôn đa chủng tộc là không thể cấm. Vậy bà có thể nêu ra những giải pháp tránh rủi ro khi kết hôn có yếu tố nước ngoài?
Tôi nghĩ truyền thông giáo dục là rất quan trọng. Cần làm rõ cho người phụ nữ hiểu việc đi ra nước ngoài sẽ có những khó khăn, phức tạp, không đơn giản ra đi là sẽ đổi đời.
Một người phụ nữ cần phải ý thức được về nhân phẩm, đạo đức của bản thân.
Thêm nữa, pháp luật chúng ta cần hoàn chỉnh, chặt chẽ và trừng phạt tội danh buôn người nặng hơn. Buôn ma túy phạt nặng nhưng buôn người thì phạt nhẹ.
Buôn người không hề kém gì so với ma túy, buôn người là hại cả cuộc đời một con người và xâm phạm đến cả nhân phẩm.
Khi làm được điều đó thì sẽ giảm bớt rủi ro. Bởi vì hạnh phúc không ai ban tặng cho mình cả, mà phải tự xây dựng hạnh phúc.
Xin cảm ơn bà!
Chi phí tư vấn để giảm hôn nhân đổ vỡ Theo Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, tình trạng các đường dây môi giới hôn nhân trái phép ở nước ngoài hoạt động ở TP.HCM không giảm. Mặc dù, Ban chỉ đạo 138 TP.HCM thường xuyên thay đổi phương thức đối phó. Cơ quan Công an TP.HCM đã giải thích, gửi nạn nhân về Ban chỉ đạo 138 ở các tỉnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn quay trở lại TP.HCM để thực hiện bằng được ước mơ lấy chồng ngoại để đổi đời. Mới đây, đêm ngày 29/7, Phòng Hình sự và Công an Q.7, TP.HCM phát hiện 15 phụ nữ được tổ chức môi giới xem mặt với nước ngoài và kết hôn trái phép. Thiếu tướng Phan Anh Minh đánh giá, nguyên do tội phạm trên gia tăng là do nạn nhân là phụ nữ tìm đến đường dây môi giới bất hợp pháp với giấc mơ đổi đời không muốn cộng tác với công an. Thậm chí họ xem những đối tượng móc nối môi giới lại là “ân nhân”. Giấc mơ đổi đời của nhiều cô gái lấy chồng ngoại trở thành “trào lưu”. Dẫu biết hôn nhân đa văn hóa thì có nguy cơ đổ vỡ cao hơn. Nhưng cần phải xem lại, nhiều nơi phụ nữ lấy chồng Việt Nam bị đánh đập do nhậu nhẹt suốt ngày. Qua đó, ông Minh kiến nghị, cần tăng hình thức xử phạt hành chính các đối tượng môi giới hôn nhân nước ngoài, bất chấp pháp luật vì lời nhuận. Không công nhận dịch vụ môi giới hôn nhân để thu lợi. Các trung tâm tư vấn cần mở rộng hoạt động thêm, cần mạnh dạn ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài để nhận kinh phí, cung cấp thông tin của những người sẵn sàng kết hôn với người nước ngoài. Chi phí là để giải thích, tư vấn cho cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài giảm nguy cơ đổ vỡ... |
Giới trẻ phát sốt với cô em xinh đẹp trong “Hắc Miêu” “Em gái tôi đáng yêu như thế đấy”, hay còn được giới hâm mộ gọi bằng cái tên “Hắc Miêu” là một trong những tác phẩm được yêu thích tại Nhật Bản. Không chỉ dừng lại ở manga và anime, một phiên bản PSP của game đã được tạo dựng với những nhân vật hết sức ấn tượng ở phiên bản gốc. |
Trào lưu hot "Thử thách dội nước đá" đã lan tới Việt Nam () Phong trào 'Thử thách dội nước đá' (Ice Bucket challenge) nhanh chóng được du nhập vào Việt Nam với ý nghĩa mà thông điệp mang lại nó nhanh chóng trở thành trào lưu được giới trẻ yêu thích và ủng hộ |
Cơn sốt dùng gậy và muôn vàn kiểu "tự sướng" của giới trẻ Giới “ngáo ảnh” đang sốt xình xịch với những phụ kiện gắn thêm cho dế yêu như gậy chụp ảnh tự sướng, ống kính cho điện thoại thông minh. |
Toàn Shinoda: Ngọn lửa hồng vụt tắt () Lần đầu tiên bình luận về vấn đề xã hội, Toàn Shinoda còn e dè, anh chọn chủ đề an toàn là “văn hóa điện thoại” nhưng ở vlog cuối cùng anh đã bạo dạn chọn chủ đề nóng “ăn cơm trước kẻng”. |
Bảo Minh (Vietnamnet)