Minh chứng là, VPBank đã tham gia thị trường tài chính tiêu dùng với thương hiệu FE Credit cách đây hơn 4 năm và mới đây, sau khi mua lại, đã hoàn tất việc chuyển đổi mô hình hoạt động của Công ty Tài chính Vinacomin thành công ty tài chính tiêu dùng trực thuộc, nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng.
VIB đã triển khai gói 2.000 tỷ đồng cho vay mua nhà với lãi suất 0,68%/tháng, ổn định trong 2,5 năm |
Không chỉ thế, VPBank còn thu hút nhân sự từng giữ trọng trách quan trọng ở khối ngân hàng bán lẻ của ngân hàng nước ngoài là ông Kalidas Ghose, nguyên Tổng giám đốc Khối ngân hàng bán lẻ ANZ Việt Nam và khu vực Mêkông sang nắm quyền điều hành tại FE Credit, với chức vụ quyền Tổng giám đốc.
“Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ tài chính tiêu dùng sẽ tăng 20 – 30% mỗi năm trong vòng 3 - 4 năm tới”, ông Kalidas dự báo và cho rằng, dù tài chính tiêu dùng là một ngành kinh doanh phức tạp với những đặc thù riêng, song sức cạnh tranh trong ngành này vẫn đang gia tăng mạnh mẽ.
Lãnh đạo Home Credit cho rằng, lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức thấp và chính sách kích cầu tiếp tục được quan tâm, nên nhu về vốn tiêu dùng sẽ gia tăng. Tuy nhiên, để phát triển tín dụng lĩnh vực này, cần đáp ứng được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, nhất là với phân khúc khách hàng thu nhập thấp có nhu cầu vốn cao, nhưng không có tài sản thế chấp, nên khó tiếp cận vốn.
Trên thực tế, nhu cầu vốn tiêu dùng luôn có, nhất là với các thị trường mới, nhưng vấn đề về tài sản thế chấp, thủ tục khiến nhiều người e ngại khi tiếp cận vốn ngân hàng. Trong khi đó, công ty tài chính lại có phần thông thoáng hơn, vì chỉ cho vay tín chấp. Đây cũng là lợi thế để các công ty tài chính giành thị phần cho vay tiêu dùng. Giám đốc ngân hàng bán lẻ VIB, ông Rahn Wood cho rằng, thị trường Việt Nam rất hứa hẹn và tiềm năng. Các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam khi so sánh với các thị trường khu vực trong việc sử dụng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng.
Có 3 yếu tố chính để thị trường Việt Nam phát triển ngang tầm với các thị trường khác trong khu vực.
Thứ nhất, thói quen của người tiêu dùng hiện tại vẫn theo xu hướng dành dụm nhiều hơn là chi tiêu, nhưng trong thời gian tới, xu hướng này có khả năng thay đổi.
Thứ hai, sự phát triển của nền kinh tế là động lực kích cầu tự nhiên cho người tiêu dùng.
Thứ ba, sự phát triển của hệ thống ngân hàng cùng sự đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho khách hàng vay.
Vì thế, VIB cũng từng bước đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, trong đó có gói 2.000 tỷ đồng cho vay mua nhà với lãi suất 0,68%/tháng, ổn định trong 2,5 năm. Theo ông Rahn, hoạt động cho vay mua bất động sản đã có những đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của Khối khách hàng cá nhân VIB, với dư nợ tín dụng vay mua nhà chiếm hơn 40% tổng số dư nợ toàn Khối. Cuộc cạnh tranh giành thị phần tín dụng cho vay mua nhà đang nóng dần, trong đó có sự tham gia của các ngân hàng ngoại.
Ông Dương Đức Hùng, Giám đốc Khối ngân hàng bán lẻ ANZ Việt Nam dự báo, mỗi năm, sẽ có thêm 2 triệu người được bổ sung vào tầng lớp tiêu dùng (tầng lớp trung lưu) của Việt Nam và đây chính là yếu tố then chốt tạo đà cho sự phát triển mạnh của ngành ngân hàng bán lẻ thời gian tới.
Tuy nhiên, bên cạnh lãi suất cho vay mua nhà giảm dần, hiện lãi suất tín dụng tiêu dùng vẫn được các công ty tài chính trong và ngoài nước áp dụng mức khá cao (30 - 40%), thậm chí tới 60 - 70%/năm. Trong khi đó, lãnh đạo một công ty tài chính cho rằng, áp lãi suất tương đối cao do tác động của chi phí vận hành, cơ cấu phân phối đặc thù, giá trị khoản vay tương đối nhỏ và tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn bình thường. Nhưng thực tế cho thấy, chính việc áp lãi suất cho vay tiêu dùng khá cao, tạo ra nguồn thu lớn, đã đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của nhà băng trong và ngoài nước.
Vietcombank muốn lập công ty tín dụng tiêu dùng (Baodautu.vn) Sáp nhập tổ chức tín dụng khác, lập thêm công ty tín dụng tiêu dùng, mở rộng mạng lưới… là những dự định đáng chú ý của Vietcombank trong năm 2014. |
"Mốt" sáp nhập công ty tài chính vào ngân hàng (Baodautu.vn) Nếu sáp nhập công ty tài chính với ngân hàng, thì ngân hàng sẽ khai thác được sâu hơn mảng tín dụng tiêu dùng, song cái hại nhãn tiền là nợ xấu có nguy cơ tăng mạnh. |
Thùy Vinh