Phóng viên đã có cuộc trao đổi ngắn với Thạc sĩ - Nữ hoàng doanh nhân Ngô Thị Kim Chi để được chia sẻ rõ hơn về ý kiến này.
Thưa chị, được biết mới đây với danh xưng là giáo sư âm nhạc của ca sĩ Ngọc Sơn đã nhận được không ít ý kiến phản đối, chị nghĩ sao về vấn đề này?
Nói về chức danh thì thời gian gần đây, có hàng trăm hàng ngàn giải thưởng được trao cho các nghệ sĩ Việt và thậm chí có những ca sĩ rất trẻ cũng nhận được một danh hiệu nào đó trong hoạt động nghệ thuật của mình kèm theo là hàng loạt danh xưng rất kêu. Các nghệ sĩ mới sinh con sẽ được nhận đề cử “Bà mẹ của năm”; các ngôi sao nhí hoặc con của các nghệ sĩ nổi tiếng sẽ nhận được giải “Nhóc tỳ của năm”; những cặp đôi yêu nhau có cơ hội nhận được giải thưởng “Cặp đôi của năm”; những người đẹp trong showbiz cũng có cơ hội nhận được giải thưởng “Mỹ nhân của năm”…
Không chỉ loạn giải thưởng, trong giới showbiz còn loạn cả những danh xưng, danh hiệu tự phát mà mới nghe thôi người ta có thể bị choáng ngợp bởi độ “hoành tráng” của chúng kiểu như: Nữ hoàng nội y, Nữ hoàng giải trí, Ông hoàng nhạc Việt, Vua nhạc sến, Thánh nữ bolero, Hoàng tử bolero, Vua hài, Ngọc nữ của showbiz…
Nữ Hoàng doanh nhân Kim Chi |
Vì thế việc ca sĩ Ngọc Sơn được phong tặng danh hiệu giáo sư cũng không có gì là lạ, một phần vì người Việt mình rất "sính" danh hiệu. Bỏ qua scadal đời tư của ca sĩ Ngọc Sơn. Xét về khía cạnh nào đó chức danh Giáo sư âm nhạc nghe có vẻ rất hài tuy nhiên phải nhìn nhận vào sự thật rằng ca sĩ Ngọc Sơn đã viết rất nhiều sáng tác đi vào lòng người và được mọi người yêu thích như : Tình cha, Tình mẹ, Tình đời, Đêm buồn phố thị, Đêm cuối ...Và với chất giọng ngọt ngào anh khiến cho bao người ngưỡng mộ vì tài năng của mình. Anh vừa là ca sĩ vừa là nhạc sĩ tài năng. Và theo tôi nghĩ thậm chí có những người được cấp bằng này, bằng kia cũng chưa chắc có những đóng góp, có những tác phẩm âm nhạc để đời như anh. Sau vụ ca sĩ Ngọc Sơn cũng là một hồi chuông cảnh báo về việc loạn bằng cấp, sính danh hiệu ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là hiện nay có quá nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ...bàn giấy. Xã hội ngày nay chúng ta cần trọng dụng nhân tài thực sự hơn những danh hiệu, học hàm, học vị bàn giấy.
Nữ Hoàng doanh nhân Kim Chi |
Vậy theo chị, việc phong tặng danh hiệu Giáo sư cho ca sĩ Ngọc Sơn là đúng đắn?
Có rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ với niềm đam mê, cống hiến cả đời cho nghệ thuật, sáng tác những tác phẩm bất hủ nhưng lại bị lãng quên. Ca sĩ Ngọc Sơn đã sáng tác nhiều tác phẩm rất hay, nổi tiếng được nhiều người biết tới. Xuất phát từ việc tấn phong chức danh nghe có vẻ hài hước này theo tôi nghĩ, đã đến lúc chúng ta cũng cần thay đổi quan điểm về chức danh giáo sư. Ở các nước phương Tây, một số chuyên gia tuy không nằm trong biên chế của đại học nhưng do có những đóng góp cho đại học qua giảng dạy và nghiên cứu cũng có thể được phong chức danh giáo sư. Chúng ta nên phân biệt rõ hai loại giáo sư chính thức và không chính thức. Giáo sư chính thức là những người thuộc biên chế của đại học và nhận lương từ trường đại học. Giáo sư không chính thức là những người không phải của đại học và cũng không nhận lương từ đại học, nhưng có đóng góp hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp cho đại học, hay cho đời sống xã hội. Do đó, ngoài việc phong chức danh cho các giáo sư như hiện nay, cần phải phát triển những tiêu chuẩn cụ thể cho các giáo sư không chính thức. Chức danh Giáo sư là một chức danh cao quý và người dân cần thấy ở họ là sự đóng góp thực sự cho sự phát triển nước nhà chứ không phải cuộc chạy đua về học hàm, danh hiệu.
Nhưng việc có những chức danh "trời ơi đất hỡi" với các nghệ sĩ Việt liệu có quá dễ dãi?
Việc có quá nhiều giải thưởng hay chức danh không có trong "từ điển Việt Nam" đã khiến các nghệ sĩ đó trở nên hài hước trong mắt người hâm mộ rồi, vậy thì chúng ta cần gì phải để ý nữa. Việc trao những giải thưởng "nhảm" và có phần "lố" như vậy không phải là cách để tôn vinh nghệ sĩ. Rất nhiều nghệ sĩ Việt đã dũng cảm nói không với các loại giải thưởng kiểu "trao cho có". Cái làm nên danh giá cho nghệ sĩ không phải là những giải thưởng, danh xưng mà là tài năng và những cống hiến thực thụ của họ cho sự phát triển nghệ thuật của nước nhà.
Qua câu chuyện này, phải chăng đã đến lúc chúng ta cần dẹp đi cái loạn danh hiệu ở ngay trong showbiz Việt nói riêng và ở xã hội nói chung?
Với xu thế phát triển của thời đại, chúng ta cần phát triển chức danh một cách thật sự chứ không phải cấp phát một cách bừa bãi, vô tội vạ. Và nếu chúng ta không coi việc tôn vinh những giá trị ảo đó để đánh giá một con người thì tôi nghĩ đã đến lúc cần dẹp loạn danh hiệu “ảo” đó.