Như vậy, nếu bản dự thảo này được thông qua thì nước giải khát có gas sẽ đồng hành cùng các sản phẩm và dịch vụ được coi là xa xỉ như bia, rượu, ô tô, du thuyền, golf hay mát xa là những đối tượng truyền thống của thuế TTĐB.
| ||
Đánh thuế cao có khiến người tiêu dùng quay lưng với nước ngọt có gas? |
Lý do chính được Bộ Tài chính đưa ra khi đề xuất đánh thuế TTĐB lên nước giải khát có gas không cồn là dựa theo một số bằng chứng nghiên cứu ở nước ngoài cảnh báo chuyện nước giải khát này tác hại lớn đến sức khỏe người tiêu dùng như bệnh tiểu đường, béo phì, dạ dày, hoặc thậm chí ung thư.
Tuy nhiên, cũng không khó khăn gì để tìm được các báo cáo khoa học đã công bố rộng rãi có quan điểm trái ngược với lời giải thích này.
Ví dụ, một nghiên cứu của Hiệp hội Khoa học Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, nước khoáng có gas có nồng độ natri (sodium) cao giúp cho việc giảm cholesterol và nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch đối với phụ nữ.
Nước có gas đã được biết đến trong nhiều thế kỷ với tư cách là một loại đồ uống giúp điều trị các bệnh tiêu hóa. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tiêu hoá và Gan của châu Âu xác nhận rằng, nước có gas làm giảm chứng khó tiêu và các triệu chứng táo bón. Hiện cũng chưa có cơ sở khoa học nào chắc chắn về việc các chất phụ gia trong nước giải khát có gas có thể gây các bệnh như mỡ máu, tiểu đường, gút hay ung thư.
Bộ Y tế gần đây đã công bố trên trang web của Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm (VSATTP) về việc chất tạo màu caramen trong một số sản phẩm nước có gas phổ biến là an toàn.
Hiện nay, mọi thực phẩm và đồ uống trước khi được lưu thông trên thị trường đều phải được Cục VSATTP kiểm tra và chứng nhận về chất lượng và độ an toàn đối với sức khoẻ, đặc biệt là đối với những chất phụ gia như chất tạo màu, tạo vị và chất bảo quản - là những phụ gia được sử dụng phổ biến trong các thực phẩm và đồ uống.
Hiện tại, một số nước đang đánh thuế TTĐB lên nước giải khát, nhưng họ không phân biệt nước có ga và nước không có gas. Ví dụ, Campuchia đánh thuế 10% lên tất cả các loại đồ uống mà không phân biệt nước có gas hay không có gas. Thái Lan cũng áp dụng loại thuế này, nhưng không phải riêng với nước giải khát có gas mà trên một diện rộng hơn.
Dẫu vậy thì việc áp dụng thuế TTĐB lên nước giải khát nói chung cũng có nhiều ý kiến trái chiều và một số nước đang có xu hướng loại bỏ việc đánh thuế TTĐB đối với nước giải khát. Trong số những nước gần đây đã loại bỏ hoặc giảm loại thuế này có Argentina, Đan Mạch, Dominica, Ai Cập, Gana, Indonesia, Pakistan, Philippines, Nam Phi, Zambia và một số bang của Mỹ.
Tại nước láng giềng Indonesia, sau nhiều tháng xem xét và nghiên cứu việc đánh thuế lên sản phẩm nước giải khát có gas có giúp đạt được những mục tiêu về y tế và ngân sách hay không, tới năm 2013, Chính phủ Indonesia đã quyết định không đánh thuế TTĐB lên sản phẩm này. Cụ thể là, việc đánh thuế này không có hiệu quả trong giải quyết các mục tiêu quốc gia về y tế cũng như thu ngân sách.
Tại Bỉ, một quyết định tương tự cũng đã được đưa ra sau nhiều tháng nghiên cứu về ảnh hưởng của việc áp loại thuế này lên nước giải khát có gas. Với quyết định này, Bỉ đã trở thành một trong những nước ở châu Âu gần đây nhất quay lưng với việc đánh thuế lên nước giải khát vì những lý do liên quan đến sức khoẻ.
Ở góc độ người tiêu dùng, việc bổ sung nước có gas không cồn vào diện phải chịu thuế TTĐB sẽ khiến người tiêu dùng phải trả thêm 10% giá trị trên mỗi chai nước giải khát có gas mà họ uống, bao gồm cả các loại nước khoáng có gas – một sản phẩm khá hữu hiệu với sức khỏe. Điều này có thể khiến người tiêu dùng sẽ tìm kiếm đến những loại nước giải khát rẻ tiền hơn để giảm chi phí, trong khi rất có thể các sản phẩm này lại không đạt những tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với sản lượng tiêu thụ nước có gas lên tới gần 1 tỷ lít mỗi năm, việc đánh thuế TTĐB 10% chắc chắn cũng gây ra những biến động không nhỏ về giá l Nước ngọt có gas không cồn là nước uống đã được sục khí CO2 bão hòa nhằm tạo cảm giác cay nồng, dễ chịu khiến người uống có giảm giác “đã” khát. Đây là loại thức uống được ưa chuộng phổ biến trên thế giới đặc biệt đối với trẻ em nên một lượng rất lớn nước ngọt có gas không cồn được tiêu thụ hằng năm.
Trong nước ngọt có ga không cồn, ngoài một phần nước tinh khiết hoặc một số loại có thêm nguyên liệu tự nhiên, phần còn lại đều là chất công nghiệp như hương vị, chất màu, chất bảo quản. Mặc dù những chất công nghiệp này có hàm lượng tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép, nhưng nhiều chuyên gia y tế quốc tế đã cảnh báo một số tác hại đến sức khỏe người dùng nếu sử dụng hàng ngày hoặc quá mức, như: gây béo phì, mỡ máu, tiểu đường, bệnh gút và tăng nguy cơ bị ung thư,... Do vậy, việc định hướng tiêu dùng đối với nước ngọt có ga không cồn này là cần thiết, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, bên cạnh giải pháp như tuyên truyền ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng quá mức nước ngọt có gas không cồn, nhiều nước đã sử dụng công cụ thuế TTĐB và một số nước khác đã và đang đề xuất đánh thuế TTĐB đối với loại đồ uống này. Qua thống kê có nhiều nước trên thế giới và vùng lãnh thổ áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt có gas không cồn nhằm định hướng tiêu dùng loại thức uống này, bao gồm: hầu hết các nước châu Âu như: Anh, Pháp (7,16 Euro/1 hectolitre), Hy Lạp, Đan Mạch, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỹ, Hungary, Phần Lan, Ireland…; các nước châu Á: Thái Lan (áp dụng thuế suất tương đối kết hợp với thuế suất tuyệt đối: 20% và 0,45 baht/440cc), Campuchia (10%) , Lào (20%) , Malaysia; Châu Mỹ: Mỹ một số bang thu thuế TTĐB như:Arkansas, Tennessee, Virginia, và Tây Virginia. Các bang này có cách đánh thuế khác nhau, cụ thể: Arkansas và Tây Virginia đánh thuế dựa trên dung tích, trong khi đó bang Tennessee và Virginia đánh thuế theo tỷ lệ. Để định hướng điều tiết tiêu dùng đối với nước giải khát có gas không cồn và phù hợp với chiến lược cải cách thuế TTĐB là mở rộng đối tượng chịu thuế, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung loại nước này vào đối tượng chịu thuế TTĐB và áp dụng mức thuế suất 10 %. Dự kiến tác động đến thu ngân sách như sau: Theo số liệu báo cáo của các cục thuế thì tổng sản lượng tiêu thụ cả nước năm 2013 là 925 triệu lít nước ngọt có gas không cồn với giá bán trung bình của nhà sản xuất là 11.987 đồng/lít, vì vậy việc thu thuế suất 10% đối với mặt hàng này sẽ không ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp (dự kiến thu khoảng gần 2.000 đồng/lít nước giải khát có gas). Dự kiến số thu NSNN tăng khoảng 1.500 tỷ đồng vào năm 2016 và đến năm 2018 vào khoảng 1.900 tỷ đồng. (Dự thảo Tờ trình của Bộ Tài chính về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt) và có tác động nhất định trong vấn đề giá cả trên thị trường cũng như mục tiêu kiềm chế lạm phát. Bởi vậy, sự thận trọng cân nhắc nhiều khía cạnh là rất cần thiết ở các cơ quan làm luật trước khi thông qua các sửa đổi, bổ sung về diện chịu thuế TTĐB. |
Minh Nam