Ông Bùi Đức Ái, chủ trang trại ở ấp Đuôi Chuột, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, là một người có thâm niên nuôi heo đã hơn 10 năm. Sau thời gian dài lần lượt ký hợp đồng nuôi gia công cho một số công ty khác, đến năm 2022, ông chuyển sang nuôi gia công cho Japfa Comfeed Việt Nam.
Trang trại của ông Cửu (xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đang liên kết chăn nuôi gia công với công ty Japfa |
Tính đến tháng 8/2024, ông Ái đã nuôi thành công 3 lứa heo cho Japfa, lứa heo nào cũng giúp ông có thu nhập tốt, đạt 5.500 đồng trên một kg tăng trọng.
Để đạt được mức thu nhập như vậy, ông Ái cho biết, con giống và thức ăn chăn nuôi mà Japfa cung cấp là những yếu tố quan trọng hàng đầu.
Trong đó, heo giống của Japfa có chất lượng tốt và được cải thiện qua từng lứa. Ở lứa đầu tiên, tỷ lệ heo chết dưới 6%, thấp hơn so với tỷ lệ hao hụt chung mà các công ty đang quy định phổ biến trong hợp đồng nuôi gia công hiện nay là 6%. Đến lứa heo thứ hai, tỷ lệ này giảm xuống dưới 5%. Còn với lứa heo hiện tại, tỷ lệ thấp hơn nữa khi chỉ có 3,7%.
Cám heo mà Japfa cung cấp đã giúp heo tăng trọng nhanh, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp, heo ăn cám ít bị tiêu chảy. Cụ thể, trong những lứa heo vừa qua, trang trại của ông Ái đạt tỷ lệ FCR rất tốt là 2,38, thấp hơn 3 lạng so với FCR tiêu chuẩn mà Japfa đưa ra. Heo tăng trưởng tốt với mức tăng trọng bình quân hàng ngày (ADG) là 679 gram. Nhờ vậy, mỗi lứa heo, vợ chồng ông Ái nuôi từ 147 đến 150 ngày là đã đạt khối lượng xuất bán bình quân 110 kg/con. Con giống tốt, cám tốt kết hợp với quy trình chăn nuôi tốt giúp con heo có hình thể đẹp, mông má căng mẩy và dài mình hơn.
Không chỉ ông Ái, nhiều trang trại có hợp đồng nuôi heo gia công với Japfa ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cũng đánh giá cao chất lượng con giống và thức ăn chăn nuôi mà công ty cung cấp.
Ông Chu Văn Cửu ở thôn 5, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, cho biết, trước đây, gia đình ông chủ yếu sinh sống bằng trồng trọt. Năm 2021, sau khi tìm hiểu mô hình chăn nuôi heo của Japfa, ông đã quyết định hợp tác với công ty. Ông Cửu đã mạnh dạn đầu tư trang trại lạnh, đảm bảo an toàn sinh học theo đúng tiêu chuẩn của Japfa. Trang trại tọa lạc trên diện tích 5.000 m2 với quy mô 3.600 heo thịt/lứa.
Ông Mai Xuân Tình (xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ kế hoạch tăng quy mô chăn nuôi trong thời gian tới |
Đến nay, ông Cửu đã hoàn thành 6 lứa heo gia công. Nhờ con giống tốt, tỉ lệ heo chết ở mỗi lứa luôn ở mức thấp, dưới 5%. Thức ăn chất lượng tốt giúp cho FCR trên đàn heo đạt bình quân 2,4 và khối lượng heo khi xuất chuồng đạt 113-114 kg/con. Nhờ vậy, ông Cửu có thu nhập 5.500 đ/kg tăng trọng, là mức thu nhập tốt cho một trang trại nuôi gia công hiện nay. Sau nhiều lứa heo thành công liên tiếp, ông Cửu đang dự kiến mở thêm trang trại mới.
Ở trang trại của ông Mai Xuân Tình (thôn Lô 13, xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), tỷ lệ hao hụt còn thấp hơn nữa. Có lứa heo, tỉ lệ chết ở mức rất thấp là 2,45%. Trong 2 lứa heo gần nhất, FCR trên đàn heo trong trang trại của ông Tình ở mức trên dưới 2,5, cũng đều là những mức thấp. Nhờ những yếu tố đó, ông Tình đạt thu nhập trên 1 kg tăng trọng là 5.900 đồng đối với một số lứa heo.
Con giống, thức ăn chất lượng tốt và áp dụng đúng quy trình chăn nuôi của Japfa, đã giúp cho gia đình ông Tình có doanh thu cao trong những lứa heo vừa qua, đặc biệt là doanh thu tăng qua từng lứa, đặc biệt lứa thứ 5 đã tăng gần 40% doanh thu so với lứa thứ 4. Nhận thấy hiệu quả kinh tế tốt nhờ nuôi gia công cho Japfa, vợ chồng ông Tình đang tính tới phương án tăng quy mô sản xuất heo thương phẩm trong thời gian tới.
Với những nỗ lực nghiên cứu, cải thiện giống heo liên tục trong hơn 10 năm qua, hiện nay, heo con do Japfa Hypor sản xuất có nhiều ưu điểm như sức sống cao, tỷ lệ chết thấp, tăng trưởng tốt (có những trang trại đạt ADG từ 700-750 gram/ngày). Đặc biệt, heo con Japfa rất thích nghi với điều kiện chăn nuôi ở các địa phương của Việt Nam.
Trước khi được đưa tới các trang trại nuôi thương phẩm, heo con đều đã được tiêm đầy đủ vắc xin theo quy trình chung và theo điều kiện dịch tễ thực tế ở Việt Nam.