- Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Phú Yên cần phát triển nhanh, bền vững và toàn diện hơn
- Ông Lê Văn Thành tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng khóa XVI
- Ông Trần Văn Nam tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương
- Ông Bùi Văn Cường tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk
- Ông Lê Tiến Châu tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
- Ông Nguyễn Khắc Định tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa
Chiều 15/10, Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 tỉnh Phú Yên tiếp tục làm việc tại Hội trường và công bố kết quả bầu cử các chức vụ Bí thư, Phó bí thư tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.
Kết quả, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 đã bầu 15 đồng chí vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên khoá XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, Hội nghị đã tín nhiệm tiếp tục bầu ông Phạm Đại Dương giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025; bà Cao Thị Hoà An được bầu giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy, ông Nguyễn Hữu Thế bầu làm Phó bí thư Tỉnh ủy. Đại hội cũng đã bầu đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Ông Phạm Đại Dương tái đắc cử chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên. |
Phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, ông Phạm Đại Dương chỉ ra 3 nhiệm vụ lớn mà tỉnh Phú Yên cần phải thực hiện trong thời gian tới.
Đó là, phải thật sự coi trọng phát triển văn hoá, con người Phú Yên. Để con người Phú Yên được phát triển một cách toàn diện, phát huy nhân cách, lối sống đẹp, gắn phát triển tri thức với phát triển thể chất, đạo đức và kỹ năng xã hội. Để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần của một xã hội lành mạnh, giàu tính nhân văn.
Các đại biểu Đại hội Đảng tỉnh Phú Yên bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII. |
Tăng chất lượng tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế Phú Yên phải đi đôi với chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế. Là một chiến lược, quy hoạch tổng thể tốt, bền vững gắn với đầu tư, phát triển trọng tâm trọng điểm. Là phát triển kinh tế phải gắn với tập trung thực hiện có hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược: Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Là tăng năng suất lao động xã hội, tăng sức cạnh tranh, giá trị gia tăng trong từng sản phẩm của tỉnh. Là chuyển đổi số, là tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị phải được thực hiện toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trong đó, công tác tổ chức và cán bộ là trọng tâm nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ, có đức, có tài, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ.