Theo thông tin từ Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), việc tái điều tra nhằm củng cố kết luận của cơ quan điều tra Canada về thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước của Canada.
Sản phẩm bị điều tra thuộc Mã HS: 7304.29; 7304.39; 7304.59; 7306.29; 7306.30; 7306.50; 7306.90
Canada tái điều tra ống thép dẫn dầu của Việt Nam |
Trong khuôn khổ vụ việc tái điều tra lần này, CBSA sẽ tiến hành thu thập thông tin liên quan đến mục 20 của Đạo luật những Biện pháp Nhập khẩu Đặc biệt (SIMA) để đánh giá về vấn đề kinh tế thị trường đối với ngành thép Việt Nam (bao gồm cả ngành ống thép dẫn dầu).
Hạn trả lời cho Chính phủ và doanh nghiệp nước xuất khẩu vào ngày 10/6/2015, và 30/9/2015, CBSA sẽ có kết luận về vụ việc tái điều tra.
Theo thông báo của CBSA, kết quả của vụ việc này có thể sẽ được áp dụng cho vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với Việt Nam và các vụ việc diễn tra trong tương lai.
Tháng 7 năm 2014, CBSA khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam cùng tám quốc gia khác, gồm: Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine
Nguyên đơn khởi kiện là Tenaris Canada (Calgary, Alberta) và Evraz North America Inc. (Regina, Saskatchewan).
Đến tháng 8 năm 2014, Canada công bố biên độ phá giá ước tính cho Việt Nam lên tới 28,6% so với mức chỉ 4,9-18,3% Canada tính toán cho Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine.
Về cáo buộc chống trợ cấp, ngoại trừ lãnh thổ Đài Loan, CBSA xếp Việt Nam vào diện có 18 chương trình được coi là trợ cấp nên đã tính lượng trợ cấp ước tính lên tới 19%, cao nhất trong số các quốc gia còn lại ở mức 3,2-12,1%.