Theo nguyên tắc, Thủ tướng Chính phủ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ; lãnh đạo toàn diện và điều hành công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các cấp; trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ phân công các Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo, xử lý các công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong từng lĩnh vực công tác của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ không xử lý những nhiệm vụ, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, công việc đã phân công cho Phó Thủ tướng.
Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ; thay mặt Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt trước Thủ tướng Chính phủ, trước Chính phủ và trước pháp luật về nhiệm vụ, lĩnh vực, cơ quan được phân công theo dõi, chỉ đạo, bảo đảm tiến độ và chất lượng công việc. Những công việc liên quan đến các Phó Thủ tướng khác thì Phó Thủ tướng được phân công chủ trì chủ động phối hợp cùng giải quyết, nếu còn ý kiến khác nhau giữa các Phó Thủ tướng thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong phạm vi các lĩnh vực được phân công, Phó Thủ tướng có trách nhiệm và quyền hạn thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, xây dựng cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị các nội dung công tác cấp bách, đột xuất, cần thiết, báo cáo Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và các nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng; chủ trì xử lý những vấn đề cần phối hợp liên ngành và xem xét, xử lý những kiến nghị của các bộ, ngành và các địa phương thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi được phân công; theo dõi chỉ đạo xử lý những vấn đề về công tác nội bộ của các bộ và cơ quan được phân công.
Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm Phó Thủ tướng thường trực, hoặc một Phó Thủ tướng khác thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, hoặc khi Phó Thủ tướng vắng mặt, thì Thủ tướng Chính phủ trực tiếp hoặc phân công Phó Thủ tướng khác chỉ đạo xử lý công việc đã phân công cho Phó Thủ tướng.
Căn cứ tình hình thực tế trong tổ chức thực hiện, Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung việc phân công công tác của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng tại Quyết định này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo phân công, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ sau:
1- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ
a) Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
b) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác sau đây:
- Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
- Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia.
- Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Công tác xây dựng thể chế; tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng.
- Chi ngân sách Nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ.
- Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội.
c) Theo dõi và chỉ đạo: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
d) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông-hải đảo; Trưởng Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch các hội đồng, ủy ban quốc gia và trưởng các ban chỉ đạo khác.
2- Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ
a) Làm nhiệm vụ Phó Thủ tướng Thường trực.
b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
- Cải cách hành chính.
- Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
- Phòng chống tham nhũng; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Phòng chống tội phạm.
- Đặc xá.
- Cải cách tư pháp.
- Công tác dân tộc, tôn giáo và những vấn đề thường xuyên về thi đua khen thưởng.
- Phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
c) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ.
d) Làm nhiệm vụ: Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm; chủ tịch các hội đồng, ủy ban quốc gia, trưởng các ban chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
đ) Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt và được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm.
e) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.
3- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ
a) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: