Sau khi giảm điểm mạnh trong phiên sáng, sang đến phiên chiều SAB đã chính thức về giá sàn. Ngoài SAB, áp lực bán mạnh và trên diện rộng, trong đó nhóm bluechips cũng như vốn hóa lớn chịu sức ép lớn nhất, nên VN-Index bị đẩy trở lại vùng 950 điểm. Khác với thời điểm cuối phiên sáng, cầu bắt đáy đã dè dặt hơn hẳn nên chỉ số chẳng thể hồi lại, mà chỉ lình xình quanh mốc này đến khi kết phiên.

Dù giảm điểm mạnh, nhưng dòng tiền vẫn chảy tích cực vào thị trường cho thấy nhiều nhà đầu tư đang tranh thủ gom hàng giá rẻ, giúp thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao, cũng như hạn chế đà rơi của VN-Index.

Đóng cửa, với 112 mã tăng và 164 mã giảm, VN-Index giảm 6,64 điểm (-0,69%) xuống 951,42 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 226,52 triệu đơn vị, giá trị 5.434,57 tỷ đồng, giảm 6,16% về lượng, nhưng tăng 6,87% về giá trị so với phiên 18/12.

Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 19,9 triệu đơn vị, giá trị hơn 611 tỷ đồng, đáng kể là thỏa thuận của 3,325 triệu cổ phiếu NVL, giá trị 197,33 tỷ đồng và 9,766 triệu cổ phiếu ITA, giá trị 32,4 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 19/12

Áp lực bán mạnh khiến SAB vẫn nằm sàn tại mức giá 287.600 đồng, tức giảm 7%, khớp lệnh 0,362 triệu đơn vị và vẫn còn gần tương đương lượng dư bán sàn.

Với mức giá này, tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu chi phối Sabeco thông qua ThaiBev (nắm 343,6 triệu cổ phiếu SAB) đã mất hơn 11.300 tỷ đồng so với số tiền 110.000 tỷ đồng bỏ ra để thâu tóm Sabeco. 

Ngoài SAB, các mã tăng tốt phiên trước như GAS, VNM, VCB hay các mã ngân hàng như BID, CTG, MBB, STB cũng đều giảm điểm.

Ngược lại, ROS vẫn duy trì sắc tím, cùng với một số mã tăng khác như PLX, PVD, DPM, SSI, HPG, REE, MSN, BVH… để hỗ trợ VN-Index.

ROS tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp lên 156.600 đồng (+7%), khớp lệnh 1,747 triệu đơn vị và còn dư mua trần 1,122 triệu đơn vị. HPG và SSI cùng tăng mạnh nhờ lực cầu ngoại, khớp lệnh tương ứng 7,4 triệu và 6,37 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua ròng lần lượt 2,4 triệu và 1,3 triệu đơn vị.

VNM giảm 1% về 203.000 đồng, khớp lệnh 1,086 triệu đơn vị. Các mã trong nhóm thoái vốn cũng giảm mạnh như BMP (-4,3%), FPT (-2%), DMC (-2,8%)… FPT khớp lệnh 2,48 triệu đơn vị.

Tương tự các bluechip, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế tại nhóm midcap và smallcap, nhất là các cổ phiếu thị trường. Các mã FLC, AMD, VHG, DIG, TCH, HQC, ASM, HAI, HAR, HAG, HNG, DLG… đồng loạt giảm điểm, trong đó AMD, VHG, HTT… giảm sàn.

FLC khớp 22,66 triệu đơn vị. AMD và DIG khớp 8,52 triệu và 8,05 đơn vị. VHG khớp 7,57 triệu đơn vị…

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng chìm trong sắc đỏ trong suốt phiên giao dịch chiều khi áp lực bán mạnh được duy trì. Cùng với đó, thanh khoản tiếp tục suy giảm mạnh.

Đóng cửa, HNX-Index giảm 0,36 điểm (-0,31%) xuống 113,36 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 46,76 triệu đơn vị, giá trị 671,63 tỷ đồng, giảm 22,42% về lượng và 26,73% về giá trị so với phiên 18/12. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể với 7,44 triệu đơn vị, giá trị hơn 238 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 4,5 triệu cổ phiếu DL1, giá trị 199,8 tỷ đồng.

Các cổ phiếu dầu khí như PVS, PVC, PGS, PLC đều tăng tốt, nổi bật nhất là PVS với mức tăng 1,9% lên 21.300 đồng/CP và khớp tới 8,77 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. Bên cạnh đó, các mã VCG, HUT, CEO, LAS, DBC… cũng đều tăng để hỗ trợ chỉ số. VCG khớp 1,44 triệu đơn vị. Riêng PVX đứng giá tham chiếu, khớp lệnh 2,7 triệu đơn vị.

Ngược lại, các mã ngân hàng SHB và ACB đều giảm điểm. SHB khớp 7,66 triệu đơn vị (-1,1%), ACB khớp 1,987 triệu đơn vị (-0,9%). Nằm trong nhóm thoái vốn, NTP cũng giảm mạnh 3,1% về 72.900 đồng.

Một số mã giảm sàn như MST, DPS, ACM… trong đó, MST nằm sàn phiên thứ 4 liên tục.

Trên sàn UPCoM, săc đỏ cũng chiếm ưu thế trong phần lớn thời gian giao dịch, thậm chí sàn này có nhịp giảm khá sâu trước khi kết phiên. Thanh khoản cũng só sự suy giảm.

Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,32%) xuống 54,4 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,24 triệu đơn vị, giá trị 164,06 tỷ đồng, tăng 24,86% về lượng, nhưng giảm 9,2% về giá trị so với phiên 18/12. Giao dịch thỏa thuận đóng góp thêm 29,32 triệu đơn vị, giá trị 424 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thỏa thuận của 25,125 triệu cổ phiếu SEA, giá trị 306,5 tỷ đồng.

LPB và GEX là 2 mã tăng tốt, đồng thời khớp lệnh cao nhất sàn. LPB tăng 0,8% lên 13.100 đồng và khớp 1,979 triệu đơn vị. GEX tăng 1,6% lên 24.700 đồng và khớp 1,156 triệu đơn vị.

Ngược lại, nhiều mã lớn giảm điểm như HVN, DVN, MSR, QNS, VIB… trong đó chỉ HVN là có thanh khoản tốt, với 1,04 triệu được sang tên.

Chứng khoán phái sinh phiên này có 20.908 hợp đồng được giao dịch, giá trị gần 2.003 tỷ đồng.