Đầu tư và cuộc sống
PwC dùng toán kinh tế để “bói” World Cup 2014
Chí Tín - 05/06/2014 13:55
Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) vừa công bố phương thức vận dụng “toán kinh tế” nhằm dự đoán thành công và thất bại tại Giải vô địch bóng đá thế giới FIFA World Cup tại Brazil khai mạc ngày 12/6 tới đây.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ngắm 10 nàng WAGs xinh đẹp, nóng bỏng tại World Cup 2014
Những cầu thủ quyến rũ phái đẹp nhất World Cup 2014
Chọn mua và sử dụng TV mùa World Cup 2014
Mùa World Cup tại Brazil: Lượng máy bay tư nhân tăng vọt

Các dữ liệu quá khứ về 56 quốc gia đã từng tham dự ít nhất sáu kỳ World Cup được PwC dùng để phân tích, bao gồm các thông số: Tổng số cầu thủ bóng đá đăng ký tại một quốc gia; Số lần tham gia thi đấu trung bình tại các trận bóng vòng loại hàng đầu; Số lần quốc gia đó đấu thầu đăng cai tổ chức World Cup; Quốc gia đó ở Ccâu Âu hay Nam Mỹ; Quốc gia đó là nước chủ nhà hay ở lục địa, và thể lực hiện nay.

   
  Ước tính sức mạnh mỗi bảng tại World Cup 2014 theo phân tích của PwC  

Các nhân tố này sau đó được kết hợp lại trong bảng phân tích World Cup mới của PwC như là chỉ số các triển vọng tương đối của World Cup 2014.

Kết quả phân tích cho thấy Brazil là đội được ưa thích trong năm nay, do có truyền thống bóng đá và lợi thế sân nhà. Tuy nhiên, Đức, Argentina và Tây Ban Nha sẽ là các đội không dễ đối phó.

Trong khi đó, cho dù Anh thuộc nhóm tám đội bóng hàng đầu, nhưng họ phải vật lộn để đi tiếp trong bảng đấu của họ – xét thứ hạng khá cao của các đối thủ trực tiếp của Anh là Ý và Uruguay.

Nghiên cứu cho thấy trung bình các nước chủ nhà có thể hi vọng đi tiếp thêm hai vòng so với trường hợp họ không phải là chủ nhà.

Đối với tất cả các đội bóng Nam Mỹ năm nay, rõ ràng là có hiệu ứng “khu vực sân nhà”, với sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng và lợi thế điều kiện khí hậu quen thuộc.

Số liệu thống kê cũng cho thấy các quốc gia châu Âu chưa từng vô địch  World Cup nào được tổ chức tại Châu Mỹ, trong khi chỉ có một lần một quốc gia Nam Mỹ vô địch World Cup tại Châu Âu – đội Brazil tại Thụy Điển vào năm 1958.

Theo kết quả phân tích điểm số kết hợp của PwC, Bảng D và Bảng G là hai bảng khó khăn nhất.

Bảng D có điểm số kết hợp cao nhất trên bảng phân tích và do đó được xem là “Bảng Tử thần”. Điều này phản ánh truyền thống bóng đá mạnh mẽ của Uruguay, Anh và Ý – ba quốc gia thuộc nhóm 10 đội bóng hàng đầu tại mọi kỳ World Cup mà trong số họ đã vô địch 7 trong số 19 kỳ World Cup trước đó.

Đội Anh sẽ gặp nhiều khó khăn trong vòng đấu bảng này, và nếu vượt được vòng bảng, họ sẽ có cơ hội khá tốt để đi đến tối thiểu là vòng tứ kết.

Mô hình phân tích của PwC còn thiết lập một vài biến số giải thích, trong phạm vi rộng, các khác biệt về thành tích World Cup giữa các quốc gia.

Tin liên quan
Tin khác