Thời sự
PwC: Việt Nam sẽ lọt Top 20 nền kinh tế mạnh nhất thế giới
Tú Ân - 07/02/2017 19:24
PwC vừa đưa ra dự báo đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam sẽ lọt vào top 20 Thế giới, khi GDP ước đạt hơn 3.176 tỷ USD và Việt Nam là 1 trong 3 nước có tăng trưởng GDP nhanh nhất thế giới.

Trật tự kinh tế toàn cầu sẽ thay đổi ra sao đến năm 2050?

"Cán cân quyền lực kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục có xu hướng chuyển từ các nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế mới nổi từ nay đến năm 2050. Các thị trường mới nổi sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP toàn cầu trong dài hạn, mặc dù một số thị trường đã gặp khó khăn trong thời gian gần đây".

Nhận định trên là một trong những nhận định nổi bật từ báo cáo mới nhất của PwC trong dự án nghiên cứu “Thế giới năm 2050”. Với tựa đề “Tầm nhìn dài hạn: Trật tự kinh tế toàn cầu sẽ thay đổi ra sao đến năm 2050?”, báo cáo của PwC đưa ra dự báo về triển vọng tăng trưởng GDP của 32 nền kinh tế lớn nhất đang chiếm tổng cộng khoảng 85% GDP thế giới. Báo cáo năm nay dựa trên những kết quả mới nhất của mô hình dự báo tăng trưởng dài hạn do các chuyên gia PwC xây dựng từ năm 2006.

Theo báo cáo này, quy mô kinh tế toàn cầu có thể tăng gấp đôi vào năm 2042 và mức tăng trưởng thực tế hàng năm sẽ ở khoảng 2,5% trong giai đoạn 2016-2050. Các thị trường mới nổi và đang phát triển sẽ là những động lực chính của sự tăng trưởng này. Cụ thể, các nước trong nhóm E7 (gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ tăng trưởng trung bình 3,5% trong 34 năm tới, cao hơn mức 1,6% của nhóm G7 (gồm Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Mỹ).

Ông John Hawksworth, Chuyên gia kinh tế trưởng của PwC kiêm đồng tác giả của báo cáo nhận định rằng: “Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự chuyển dịch quyền lực kinh tế từ các nước đã phát triển sang các nền kinh tế mới nổi tại châu Á và các khu vực khác. Nhóm E7 có thể chiếm gần 50% GDP toàn cầu vào năm 2050, trong khi tỷ trọng của các nước G7 sẽ giảm xuống chỉ còn hơn 20%.”

PwC dự báo rằng thứ hạng các nước dựa trên GDP (tính theo PPP) sẽ thay đổi như sau:

Xếp hạng các quốc gia dựa trên GDP tính theo PPP (đơn vị: tỷ USD theo tỷ giá năm 2016)

GDP PPP rankings

Năm 2016

Năm 2030

Năm 2050

Quốc gia

GDP tính theo PPP

Quốc gia

GDP tính theo PPP

Quốc gia

GDP tính theo PPP

1

Trung Quốc

21269

Trung Quốc

38008

Trung Quốc

58499

2

Mỹ

18562

Mỹ

23475

Ấn Độ

44128

3

Ấn Độ

8721

Ấn Độ

19511

Mỹ

34102

4

Nhật Bản

4932

Nhật Bản

5606

Indonesia

10502

5

Đức

3979

Indonesia

5424

Brazil

7540

6

Nga

3745

Nga

4736

Nga

7131

7

Brazil

3135

Đức

4707

Mexico

6863

8

Indonesia

3028

Brazil

4439

Nhật Bản

6779

9

Vương quốc Anh

2788

Mexico

3661

Đức

6138

10

Pháp

2737

Vương quốc Anh

3638

Vương quốc Anh

5369

11

Mexico

2307

Pháp

3377

Thổ Nhĩ Kỳ

5184

12

Italia

2221

Thổ Nhĩ Kỳ

2996

Pháp

4705

13

Hàn Quốc

1929

Ả-rập Xê-út

2755

Ả-rập Xê-út

4694

14

Thổ Nhĩ Kỳ

1906

Hàn Quốc

2651

Nigeria

4348

15

Ả-rập Xê-út

1731

Italia

2541

Ai Cập

4333

16

Tây Ban Nha

1690

Iran

2354

Pakistan

4236

17

Canada

1674

Tây Ban Nha

2159

Iran

3900

18

Iran

1459

Canada

2141

Hàn Quốc

3539

19

Australia

1189

Ai Cập

2049

Philippines

3334

20

Thái Lan

1161

Pakistan

1868

Việt Nam

3176

21

Ai Cập

1105

Nigeria

1794

Italia

3115

22

Nigeria

1089

Thái Lan

1732

Canada

3100

23

Ba Lan

1052

Australia

1663

Bangladesh

3064

24

Pakistan

988

Philippines

1615

Malaysia

2815

25

Argentina

879

Malaysia

1506

Thái Lan

2782

26

Hà Lan

866

Ba Lan

1505

Tây Ban Nha

2732

27

Malaysia

864

Argentina

1342

Nam Phi

2570

28

Philippines

802

Bangladesh

1324

Australia

2564

29

Nam Phi

736

Việt Nam

1303

Argentina

2365

30

Colombia

690

Nam Phi

1148

Ba Lan

2103

31

Bangladesh

628

Colombia

1111

Colombia

2074

32

Việt Nam

595

Hà Lan

1080

Hà Lan

1496

Nguồn: IMF (các số liệu năm 2016); PwC (dự báo cho năm 2030 và 2050)

Tâm điểm sẽ là các quốc gia mới được đưa vào danh sách các thị trường mới nổi gần đây. Đến năm 2050, Indonesia và Mexico được dự báo sẽ có GDP lớn hơn Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng vượt mặt Italia. Xét về tốc độ tăng trưởng thì Việt Nam, Ấn Độ và Bangladesh sẽ là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất từ nay đến năm 2050, với mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 5% (xem Biểu đồ 1).

Dự báo tăng trưởng GDP thực tế hàng năm trong giai đoạn 2016-2050:

Phân tích của PwC dựa trên dự báo dân số của Liên Hiệp Quốc.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam cho biết: “Hai năm trước, báo cáo khảo sát của PwC dự báo rằng Việt Nam sẽ là nền kinh tế lớn thứ 22 thế giới vào năm 2050. Theo báo cáo cập nhật năm nay thì Việt Nam có thể sẽ lên tăng lên hạng thứ 20. Khi mà thế giới đang đối mặt với một số sự kiện chính trị nổi bật như việc Anh rời khỏi EU hay kết quả bầu cử tổng thống Mỹ gần đây, nhiều khả năng nền kinh tế toàn cầu sẽ có thêm những biến động lớn nữa từ nay đến năm 2050.

Để thành công được trong sân chơi với nhiều biến động này Việt Nam sẽ cần tăng trưởng dựa trên nền tảng là những nỗ lực tái cơ cấu kinh tế bền vững hơn, thể chế hoàn thiện hơn, và một nền giáo dục - đào tạo chất lượng hơn để người lao động có thể đóng góp thực sự hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế dài hạn"

Thu nhập bình quân

Một thông tin tích cực cho các nền kinh tế phát triển đó là các nước này sẽ tiếp tục có thu nhập bình quân đầu người cao hơn. Ngoại trừ Italia ra thì các nước G7 sẽ tiếp tục có GDP bình quân đầu người cao hơn các nước E7 vào năm 2050. Các thị trường mới nổi sẽ thu hẹp dần khoảng cách này từ nay đến năm 2050, nhưng việc loại bỏ hoàn toàn chênh lệch về thu nhập giữa các nước sẽ phải chờ đến nhiều năm sau đó nữa.

Ông John Hawksworth cho biết:“Khoảng cách về thu nhập bình quân giữa các nước sẽ giảm theo thời gian. Nhưng quá trình này sẽ chưa thể khép lại vào năm 2050. Trong năm 2016, GDP bình quân đầu người của Mỹ gấp gần 4 lần Trung Quốc và gần 9 lần Ấn Độ. Đến năm 2050, khoảng cách chênh lệch này sẽ được thu hẹp lại. Khi đó, thu nhập bình quân tại Mỹ có thể sẽ cao gấp đôi Trung Quốc và gấp 3 Ấn Độ. Nhưng có khả năng là sự bất bình đẳng thu nhập trong nội bộ các nước sẽ tiếp tục tăng, chủ yếu là vì công nghệ phát triển đang tạo nên ngày càng nhiều lợi thế cho những người lao động có kỹ năng cao và những chủ sở hữu vốn.”

Tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại song song với việc dân số đang già hóa và các nền kinh tế mới nổi đang trưởng thành.

Các chuyên gia kinh tế của PwC dự báo rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng trung bình 3,5% mỗi năm từ nay đến năm 2020, sau đó tăng trưởng chậm xuống mức 2,7% trong thập niên 2020, 2,5% trong thập niên 2030 và 2,4% trong thập niên 2040. Đó là vì nhiều nước phát triển (và một số thị trường mới nổi như Trung Quốc) sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lao động. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng tại các thị trường mới nổi sẽ chậm lại vì các nền kinh tế này đang đạt đến độ trưởng thành, và nhu cầu tăng trưởng nhanh để đuổi kịp các nước khác sẽ giảm dần.

Thách thức cho các nhà hoạch định chính sách muốn đạt được tăng trưởng bền vững trong dài hạn

Để tận dụng được tiềm năng to lớn của mình thì các nền kinh tế mới nổi sẽ cần đầu tư lâu dài và hiệu quả vào giáo dục, cơ sở hạ tầng và công nghệ.Việc giá dầu giảm từ giữa năm 2014 đến đầu năm 2016 đã phần nàocho thấy rằng: các nền thị trường mới nổi cần đa dạng hóa nền kinh tế để đạt được tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Để làm được việc đó thì các nước này sẽ cần có những thể chế chính trị, kinh tế, pháp lý và xã hội phù hợp, có khả năng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, cũng như tạo dựng môi trường kinh doanh an toàn và ổn định.

Đối với một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam thì sự tăng trưởng chậm lại của thương mại toàn cầu đang cho thấy nhiệm vụ cấp bách cần xây dựng một nền kinh tế đa dạng hơn, có khả năng tạo dựng cơ hội kinh doanh trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực hơn. Chủ trương xây dựng một chính phủ kiến tạo nhằm đổi mới thể chế nhanh chóng hơn chính là một hướng đi đúng đắn để hiện thực hóa nhiệm vụ này tại Việt Nam.

Sự phát triển của các thị trường mới nổi đang tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, khi mà những nền kinh tế này mở rộng ra thêm nhiều ngành nghề, giao thương với các thị trường khác nhau trên thế giới, và khi mà thu nhập của thành phần dân số trẻ tại các nước này đang ngày càng cao. Các thị trường này sẽ trở thành những nơi hấp dẫn để kinh doanh và sinh sống, và sẽ thu hút ngày càng nhiều đầu tư và nhân lực tài năng.

Tuy nhiên, các nền kinh tế mới nổi cũng đang thay đổi nhanh chóng và thường có khá nhiều biến động. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ cần có những chiến lược hoạt động vừa linh hoạt, vừa kiên trì nếu muốn thành công tại đây. Những ví dụ điển hình được PwC đưa ra trong báo cáo đã đưa ra gợi ý giúp các doanh nghiệp điều chỉnh thương hiệu và định vị thị trường tốt hơn, nhằm đáp ứng được những nhu cầu khác biệt và ngày càng phức tạp tại từng thị trường. Doanh nghiệp cần hiểu rõ thị trường và người tiêu dùng địa phương, và để làm được điều đó thì họ sẽ thường cần đến những đối tác bản địa.

Ông John Hawksworth kết luận: “Các doanh nghiệp cần đủ kiên trì để vượt qua những biến động ngắn hạn về kinh tế hay chính trị, vì đây là những thách thức không thể tránh khỏi tại các thị trường mới nổi đang trên đà trưởng thành. Những kết quả trong báo cáo của PwC cho thấy rằng nếu các doanh nghiệp không tiếp cận những thị trường mới nổi này thì họ sẽ để hụt mất động lực lớn nhất đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ nay đến năm 2050.”

Tin liên quan
Tin khác